Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 1440 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Quy trình nuôi ốc bươu đồng sử dụng thức ăn công nghiệp có bổ sung đậu tằm (25/07/2024)
* Lựa chọn ao nuôi:
Ao nuôi ốc nên chọn ao cũ và các yếu tố môi trường nước tương đối ổn định nếu ao mới phải cải tạo thật kỹ để đảm bảo chất lượng nước theo yêu cầu.
Diện tích ao tùy thuộc vào điều kiện thực tế từng nông hộ, hình dạng tốt nhất là hình chữ nhật.
Độ sâu 1-1,2m, mức nước phải đảm bảo duy trì ổn định 0,4-0,8m.
Ao phải có cống cấp và thoát nước riêng biệt được bố trí 2 bờ đối diện nhau của ao.
Đáy nghiêng về cống thoát để dễ tát cạn và cải tạo ao.
Cải tạo ao nuôi:
Tát cạn ao, bắt hết cá tạp; Sên vét bùn đáy để lại lớp bùn 10-20cm; Bón vôi để ổn định phèn và sát khuẩn đáy ao với liều lượng 7-10kg/100m2.
Phơi nắng đáy ao đến khi có vết nứt chân chim là vừa.
Tu sửa bờ ao nhằm đảm bảo bờ ao chắc chắn, không rò rỉ. Bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất trong năm ít nhất 0,5m. Trong trường hợp bờ thấp, không thể nâng cao, có thể bao lưới sao cho lưới phải cao hơn đỉnh lũ cao nhất trong năm ít nhất 0,5m.
* Thiết kế vèo nuôi:
Vèo có diệt tích từ 6m2 trở lên, độ sâu vèo 0,5-1m, đặt trong ao. Mật độ bố trí vèo trong ao chiếm 2/3 diện tích ao.
Bố trí đều giá thể thủy sinh khắp vèo làm chỗ bám cho ốc (bèo hoa dâu, lục bình,...)
Bố trí lưới bảo vệ, che chắn đề phòng chuột và các sinh vật khác bắc ốc nuôi làm thức ăn.
* Chuẩn bị nước nuôi:
Việc lấy nước vào ao nuôi thường dựa vào nước thủy triều do đó cần theo dõi thủy triều để chọn ngày lấy nước.
Nên chọn con nước lớn để lấy được nước sạch, lấy được nhiều nước và thời gian lấy nước nhanh. Nước sau khi chuẩn bị xong phải đảm bảo được các yêu cầu về môi trường sống của ốc như: Nhiệt độ 22-33oC, pH 7,5-8,5; O2 ≥3 mg/l; NH3 ≤ 0,1 mg/l ; NO2 ≤ 0,1 mg/l.
* Ốc giống và mật độ nuôi và thả giống:
Chọn ốc đều cỡ, khỏe mạnh; Giống ốc thả nuôi có kích cỡ 40 con/kg. Trước khi thả ốc cần xử lý qua nước muối 3-5 %. trong 3-5 phút để phòng bệnh cho ốc.
Mật độ thả 150 con/m2 vèo. Ốc được thả trên giá thể để ốc tự bò xuống tuyệt đối không thả trực tiếp xuống nước sẽ làm ốc bị ngạt và chết.
* Thức ăn và cách cho ăn:
Sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm 28% kết hợp với đậu tằm theo tỷ lệ 1:1. Xay nhuyễn hỗn hợp thức ăn kết hợp chất kết dính tạo thành nhiều bánh nhỏ bố trí đều trong vèo cho ốc ăn
Ốc được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ và 18 giờ, lượng cho ăn bằng 3% trọng lượng thân/ngày. Cho ăn buổi sáng 30%, buổi chiều 70% lượng thức ăn cho ăn/ngày.
Định kỳ 3-5 ngày 1 lần bổ sung vitamin C, men tiêu hóa cho ốc bằng cách trộn đều vào bánh thức ăn.
* Chăm sóc và quản lý:
Định kỳ 15 ngày thay nước ao từ 30-40% lượng nước trong ao.
Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh rong rêu bám trên vèo nuôi để nước trong vèo có thể lưu thông tạo điều kiện môi trường nước trong vèo như trong ao.
Kiểm soát sự phát triển của giá thể thủy sinh trong vèo tạo chỗ bám thuận lợi nhất cho ốc trong vèo nuôi
* Phòng bệnh:
Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
Cần chủ động việc dùng vôi khử trùng đáy ao khi cải tạo và xử lý nước trước và trong quá trình nuôi. Dùng vôi bột khử trùng đáy ao khi cải tạo với liều lượng 7-10kg/100m2 đáy ao, trong quá trình nuôi khử trùng nước ao với liều 2kg/100m3 nước bằng cách pha loãng lấy nước trong tạc đều khắp ao theo định kỳ 1 lần/tháng.
* Thu hoạch và vận chuyển:
Sau 5 tháng nuôi, loại bỏ giá thể thủy sinh, thu một lần số ốc trong vèo và phân cỡ ốc để bán theo các mức giá bán khác nhau. Ốc cho thu hoạch với chất lượng thịt ngon, giòn và ngọt đặc trưng.
Ốc phân cỡ xong cho vào sọt, bao và bọc buộc chặt lại khi vận chuyển.
Lưu ý: Ốc vận chuyển khô sẽ ít hao hơn vận chuyển ướt.
Ngô Tuấn Tính - Trung tâm Khuyến nông An Giang
Ngày cập nhật: 08/03/2024
https://sonongnghiep.angiang.gov.vn/wps/portal/Home/2018/home/tin-chi-tiet/sa-chuyentrangnongnghiep/sa-thuysan/nuoiocbuoudong#gsc.tab=0
- Nuôi cua lột trong hộp nhựa thu lãi sau 6 đến 8 tháng (13/08/2024)
- Kỹ thuật nuôi ếch kết hợp cá rô đầu nhím (01/08/2024)
- Phương thức trồng lúa mới giúp giảm 35% khí thải methane (22/07/2024)
- Cân nhắc hiệu quả kinh tế khi cho ăn để cải thiện khối lượng trứng (13/07/2024)
- Lưu ý khi tôm nuôi bị bệnh đốm trắng (03/07/2024)