Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 48988
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học tự nhiên

Sử dụng kim lade xanh thông thường để phát hiện ra các hóa chất độc hại (22/10/2012)

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Ben-Gurion ở vùng Negev, Israel đã chế tạo ra một thiết bị nhỏ gọn sử dụng kim lade xanh thông thường để phát hiện ra các chất nguy hiểm như chất nổ. Thiết bị này là phiên bản đặc biệt nhỏ, giá thành rẻ của quang phổ kế Raman.

Thiết bị này hoạt động bằng cách chiếu một chùm ánh sáng hội tụ cao có bước sóng nhất định vào một mẫu vật liệu. Vật liệu đó tán xạ ánh sáng. Mặc dù hầu hết ánh sáng tán xạ vẫn giữ chất lượng ban đầu, nhưng một số lại rơi vào tình trạng bước sóng bị rút ngắn hoặc kéo dài là do các đặc tính độc đáo của vật liệu. Nhờ phát hiện ra bước sóng thay đổi này và sau đó so sánh với bước sóng của ánh sáng phát ra lúc đầu, quang phổ kế có thể xác định các hóa chất có trong mẫu.

Mặc dù các quang phổ kế có kích thước tương đối lớn và đắt tiền, nhưng việc sử dụng kim lade ở cấp độ người tiêu dùng đã giúp làm giảm kích thước và chi phí của thiết bị, cũng như giảm nhu cầu điện năng. Ngoài ra, bước sóng ngắn của lade giúp thiết bị dễ dàng phát hiện ra ánh sáng tán xạ.

Trên hết, quang phổ kế mới có thể tiến hành quét quang học toàn bộ mẫu, tìm kiếm các khu vực được quan tâm để phân tích bằng lade. Thông thường, nhiệm vụ này sẽ được quang phổ kế Raman thực hiện.  

Ilana Bar, nhà nghiên cứu của dự án cho rằng toàn bộ hệ thống là môđun nhỏ gọn và di động, dễ dàng được áp dụng để phát hiện các hợp chất khác nhau và phục vụ cho giám định pháp y các đồ vật chứa thuốc, vật liệu nổ và đặc biệt là dư lượng chất nổ trên các dấu vân tay tiềm ẩn. Khi có sự đầu tư thích hợp, hệ thống này có thể được triển khai khá nhanh như một sản phẩm tiêu dùng.

Các nhà khoa học sẽ trình bày nghiên cứu tại Hội nghị thường niên của Ban khoa học lade thuộc Hội Vật lý Mỹ ở Rochester, New York. 

Nguồn: NASATI (N.P.D - Theo http://www.gizmag.com)