Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1409
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học và sản xuất

Sử dụng phân bón cho cây lạc (25/10/2012)

Yêu cầu chung:

Lạc thích ứng với khí hậu bán khô hạn hoặc bán ẩm ướt, với lượng mưa khoảng 500 – 1200 mm/năm. Cây đậu phộng ưa đất nhẹ, tơi xốp, từ cát pha thịt đến thịt pha cát. Giới hạn pH thích hợp là từ 5,5 – 6,5

Nhu cầu dinh dưỡng:

Cây lạc cần có một lượng dinh dưỡng rất lớn, nhất là đạm. Tuy nhiên, trên thực tế nhu cầu bón đạm cho cây lại rất thấp. Do cây có vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần ở rễ, có khả năng đồng hóa được đạm khí trời để cung cấp cho cây.

Sử dụng phân bón:

Vôi là một yếu tố quan trọng trong phân bón cho cây lạc, nếu pH đất thấp. Nên bón vôi bằng cách rải trên ruộng và cày bừa để trộn vào đất trước khi trồng ít nhất 10 ngày. Phân đạm chỉ nên bón lượng đạm cao khi không hy vọng có đủ số lượng nốt sần cần thiết. Lân và kali luôn là 2 nguyên tố cần thiết cho cây họ đậu, nhưng thường ở đất tốt thì hiệu lực của 2 nguyên tố này không rõ. Ngược lại ở những đất có độ phì thấp thì hiệu lực của 2 nguyên tố này rất rõ, nhất là đất có độ cố định lân cao.

Ở nước ta, cây lạc thường được trồng ở những chân đất rất xấu, phần lớn là đất xám và xám bạc màu. Lượng phân bón khuyến cáo dùng ở miền Bắc nước ta là:

- Phân chuồng: 8 - 12 tấn/ ha

- Vôi bột: 300 - 500 kg/ ha

- Phân đạm: 30 - 40 kg N/ ha.

- Phân lân: 40 - 60 kg P2O5/ ha

- Phân kali: 40 - 60 kg K2O/ ha

Chú ý là toàn bộ lượng phân đạm cho cây đậu phộng nói trên nên dùng ở dạng phân SA (sunphat đạm), vì có như vậy mới cung cấp đồng thời cho cây lượng dinh dưỡng lưu huỳnh cần thiết. Toàn bộ lượng phân lân nên dùng là phân lân nung chảy. Về phân vi lượng, các cây họ đậu nói chung thường rất cần Molipden, Bo và đồng. Các loại phân này thường được dùng dưới dạng vi lượng tổng hợp để phun lên lá hoặc xử lý hạt là kinh tế nhất.

 Nguồn: Khoa học phổ thông