Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 19229 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Tiêu chuẩn lựa chọn cá giống và thả cá giống (24/09/2015)
Việc lựa chọn con giống tốt để đưa vào nuôi là khâu hết sức quan trọng, nếu cá giống tốt sẽ đảm bảo được tốc độ tăng trưởng, trọng lượng cá thương phẩm, thời vụ thu hoạch, giảm chi phí thức ăn và phòng chống dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi thủy sản. Để có được con giống tốt đưa vào nuôi, người nuôi cá cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
1. Nguồn gốc con giống:
- Lựa chọn các cơ sở cung ứng có giấy phép kinh doanh con giống thủy sản, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc con giống; không mua cá giống của các cơ sở không có đăng ký kinh doanh cũng như các đối tượng bán rong nhỏ lẻ.
- Khi bắt giống, quan sát cá giống phải đồng đều, không dị tật, không bị xây sát; Hoạt động nhanh nhẹn, bơi theo đàn, phản ứng nhanh với tiếng động, ánh sáng; Không có các dấu hiệu khác về màu sắc nghi có nấm bệnh,...
2. Tiêu chuẩn con giống khi thả nuôi:
Cỡ cá giống thả có vai trò rất quan trọng, giống càng lớn thì càng đảm bảo tỷ lệ nuôi sống, rút ngắn được chu kỳ nuôi. Kích cỡ giống thả tối thiểu áp dụng cho các hình thức nuôi như sau:
2.1. Áp dụng cho hình thức nuôi thâm canh trong ao, hồ:
- Rô phi, Diêu hồng: kích cỡ chiều dài ≥ 6cm
- Chép lai: kích cỡ chiều dài ≥ 8cm
- Trắm cỏ, Mè, Trôi, Trắm đen, Nheo…: kích cỡ chiều dài ≥ 12cm
2.2. Áp dụng cho hình thức nuôi thâm canh lồng, bè:
- Rô phi, Diêu hồng: kích cỡ chiều dài ≥ 8cm
- Chép lai: kích cỡ chiều dài ≥ 8cm
- Trắm cỏ, Trắm đen, cá Lăng: kích cỡ chiều dài ≥ 12cm
2.4. Áp dụng cho hình thức nuôi quảng canh cải tiến (Ruộng 1 lúa - 1 cá):
- Chép lai, cá Vược: kích cỡ chiều dài ≥ 12cm
- Trắm cỏ, Trôi, Mè, Trắm đen, lăng, nheo: kích cỡ chiều dài ≥ 15cm
3. Thời điểm thả và cách thả cá giống:
- Thời điểm thả cá giống tốt nhất vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
- Trước khi thả cá giống ra ao, hồ cần tắm cho cá bằng nước muối 2 - 3% hoặc thuốc tím với nồng độ 0,3-0,5ppm. Mục đích tắm cho cá giống để diệt trừ nguồn nấm bệnh và sát trùng các vết sây sát trên mình cá do trong quá trình đánh bắt và vận chuyển, nơi nấm bệnh dễ xâm nhiễm gây bệnh.
Lưu ý: Không thả cá vào lúc trời đang mưa to hay nắng gắt có thể làm cho cá bị sốc nhiệt, yếu dẫn đến cá chết.
Nguồn: Sở NN&PTNT Phú Thọ
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)