Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 18638 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng dự báo thời tiết, ứng phó biến đổi khí hậu (24/04/2015)
Đó là mục tiêu của đề tài “Nghiên cứu đánh giá thông lượng và các đặc trưng cơ bản của son khí (aerosol) và đề xuất các giải pháp ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác dự báo thời tiết, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường”.
Nghiên cứu góp phần quan trọng dự báo thời tiết và BĐKH
Đề tài được triển khai từ năm 2011 – 2014, nằm trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu Việt Nam hợp tác với NASA và các nước trong khu vực.
Theo đó, các nghiên cứu gần đây cho thấy son khí, cùng với khí nhà kính, có vai trò quan trọng trong biến đổi khí hậu. Tác động trực tiếp của son khí là phản xạ và hấp thụ ánh sáng. Do son khí chủ yếu có độ phản xạ cao, nên làm lạnh bề mặt, và do đó có hiệu ứng ngược lại với khí nhà kính. Theo nhiều nghiên cứu, son khí giảm hiệu ứng nóng lên của khí nhà kính từ 25-50%.
Qua nghiên cứu, các nghiên cứu gần đây cho thấy son khí, cùng với khí nhà kính, có vai trò quan trọng trong biến đổi khí hậu,… Theo nhiều nghiên cứu, son khí giảm hiệu ứng nóng lên của khí nhà kính từ 25-50%.
Đánh giá được tầm quan trọng của son khí, năm 2011, Bộ KH&CN đã phê duyệt và giao cho Viện Vật lý, Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam triển khai đề tài “Nghiên cứu đánh giá thông lượng và các đặc trưng cơ bản của son khí (aerosol) và đề xuất các giải pháp ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác dự báo thời tiết, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường”.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành đo đạc thường xuyên bằng quang phổ kế ở Bạc Liêu, Hà Nội, đo phân bố son khí theo tiêu chiều cao tại Hà Nội bằng thiết bị LIDAR. Lần đầu tiên các thiết bị tiên tiến của thế giới được áp dụng tại Việt Nam. Các thiết bị này đã thu về nhiều số liệu quan trọng giúp đề tài đánh giá ảnh hưởng của son khí lên thời tiết, khí hậu ở khu vực Việt Nam.
Qua 3 năm triển khai, đề tài đã gặt hái thành công. Đề tài đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về tính chất quang, vật lý vi mô và bức xạ của son khí khu vực Việt Nam và xung quanh. Các bài báo đăng trên nhiều tạp chí uy tín thuộc danh mục SCI,…Các kết quả này là số liệu đầu vào phục vụ cho công tác nghiên cứu thời tiết, khí hậu, biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Son khí trong khí quyển được hiểu là hạt thể lỏng hoặc rắn lơ lửng trong không khí. Son khí hình thành từ những quá trình vật lý và hoá học phức tạp trong môi trường. Nó có thể tồn tại từ vài giây đến cả năm hay lâu hơn. Trung bình, thời gian tồn tại khoảng vài ngày gần mặt đất và đến vài tháng trên tầng cao đối lưu.
Nguồn: truyenthongkhoahoc.vn
- Trung Quốc phát triển radar laser có thể 'mò kim dưới biển' (16/12/2024)
- Bơm nhiệt CO2 lớn nhất thế giới có thể sưởi cho 25.000 hộ (09/12/2024)
- Neuralink thử nghiệm điều khiển cánh tay robot bằng ý nghĩ (02/12/2024)
- Trung Quốc khởi động cỗ máy siêu trọng lực mạnh nhất thế giới (25/11/2024)
- Nhà máy năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới (18/11/2024)
- Xe điện mặt trời có thể chạy 1.600 km (12/11/2024)