Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 9874 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Vật liệu giải phóng CO2 bị hấp thu khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (12/03/2013)
Các phương pháp thu giữ và tái sử dụng khí nhà kính đều đòi hỏi sử dụng nhiều năng lượng để giải phóng ra CO2 bị thu giữ. Tuy nhiên, một tài liệu mới của Đại học Monash, Úc vừa công bố một loại vật liệu không yêu cầu năng lượng mà chỉ cần ánh sáng mặt trời để giải phóng ra CO2.
Vật liệu này là một khung kim loại hữu cơ (MOF). Đây là một hợp chất cấu trúc ba chiều, tạo thành các cụm nguyên tử kim loai được liên kết với nhau bằng các phân tử hữu cơ. MOF có diện tích bề mặt trong rộng so với kích thước của chúng, vì vậy nó có thể lưu trữ lượng lớn CO2 hoặc hydro.
Vật liệu sử dụng các phân tử azobenzen nhạy cảm với ánh sáng. Vì vậy, nó có thể hấp thu lượng lớn CO2 trong một quá trình được biết đến như quá trình chuyển đổi quang học linh hoạt. Nó tự bến đổi cấu trúc khi bị chiếu xạ bởi ánh sáng mặt trời. Khi đó, vật liệu giải phóng CO2 giống như vắt một miếng bọt biển. Ngược lại, một số công nghệ hấp thu cácbon khác sử dụng dung dịch hấp thu lỏng nên phải được đun nóng để giải phóng ra CO2.
Vật CO2 được giải phóng ra có thể được sử dụng để sản xuất năng lượng, lưu trữ lâu dài, chuyển hóa thành khoáng chất vô hại hay thậm chí sử dụng trong vật liệu xây dựng.
Các nhà khoa học còn tin rằng, bằng cách sử dụng phân tử azobenzen trong công thức của MOF còn có thể hấp thu các loại khí khác.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Angewandte Chemie.
Nguồn: NASATI (H.N.M - Theo Gizmag, 2/2013)
- Trung Quốc phát triển radar laser có thể 'mò kim dưới biển' (16/12/2024)
- Bơm nhiệt CO2 lớn nhất thế giới có thể sưởi cho 25.000 hộ (09/12/2024)
- Neuralink thử nghiệm điều khiển cánh tay robot bằng ý nghĩ (02/12/2024)
- Trung Quốc khởi động cỗ máy siêu trọng lực mạnh nhất thế giới (25/11/2024)
- Nhà máy năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới (18/11/2024)
- Xe điện mặt trời có thể chạy 1.600 km (12/11/2024)