Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 5766
Tổng truy cập : 57,998

Thông tin kết quả nhiệm vụ KH&CN

Xây dựng mô hình ứng dụng quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng thương phẩm cây Bò khai (Erythropalum scandens Blume) bằng phương pháp giâm hom có nguồn gốc tại Vườn Quốc gia Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng (27/11/2023)

Bò khai là loài cây thường mọc hoang ven rừng thứ sinh, rừng đang phục hồi hoặc rừng nghèo bị tác động của kiểu rừng thường xanh ẩm nhiệt đới, tập trung nhiều ở ven rừng, mọc trên núi đá vôi; cây ưa ẩm mọc nhanh, hầu như ra chồi mọc lá quanh năm chỉ trừ một vài tháng mùa đông nhiệt độ thấp. Bò khai là loại dây leo chịu bóng, thích hợp nơi có nhiều ánh sáng tán xạ, ẩm độ cao và không quá nóng song giai đoạn cây trưởng thành cây ưa sáng, cây sinh trưởng phát triển tốt (phát triển nhanh, ra nhiều chồi) trong điều kiện ánh sáng toàn phần Bò khai là loài cây thường mọc hoang ven rừng thứ sinh, rừng đang phục hồi hoặc rừng nghèo bị tác động của kiểu rừng thường xanh ẩm nhiệt đới, tập trung nhiều ở ven rừng, mọc trên núi đá vôi; cây ưa ẩm mọc nhanh, hầu như ra chồi mọc lá quanh năm chỉ trừ một vài tháng mùa đông nhiệt độ thấp. Bò khai là loại dây leo chịu bóng, thích hợp nơi có nhiều ánh sáng tán xạ, ẩm độ cao và không quá nóng song giai đoạn cây trưởng thành cây ưa sáng, cây sinh trưởng phát triển tốt (phát triển nhanh, ra nhiều chồi) trong điều kiện ánh sáng toàn phần.

Để hoàn thiện quy trình nhân giống và trồng thương phẩm cây Bò khai (Erythropalum scandens Blume) bằng phương pháp giâm hom, ThS. Phạm Văn Phúc - Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Bà đã hoàn thành dự án Xây dựng mô hình ứng dụng quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng thương phẩm cây Bò khai (Erythropalum scandens Blume) bằng phương pháp giâm hom có nguồn gốc tại Vườn Quốc gia Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Cây Bò khai thường được nhân giống và trồng bằng hom, ưu điểm của việc nhân giống bằng phương pháp này cây phát triển khỏe mạnh chỉ hơn 1 năm sẽ cho thu hoạch, hệ số nhân lớn, kỹ thuật nhân giống và trồng đơn giản, dễ áp dụng và tiết kiệm chi phí nhân giống hơn so với nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh hại. Dự án được Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu đề tài vào tháng 5/2022.Sau 18 tháng thực hiện dự án đã thu được kết quả như sau:

Dự án đã tiến hành tiếp nhận thành công quy trình công nghệ nhân giống và trồng cây Bò khai do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ cao trong Nông Lâm nghiệp (HACEN) - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên từ đó góp phần đào tạo được 10 cán bộ kỹ thuật của Vườn Quốc gia Cát Bà nắm vững và thực hành thành thạo các bước của quy trình nhân giống. Tập huấn, tổ chức tham quan mô hình cho 60 lượt người dân huyện Cát Hải nắm được các quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng thương phẩm cây Bò khai.

Về thực nghiệm nhân giống Bò khai: Tiến hành thu được 4.600 hom để nhân giống trong 2 đợt khác nhau, tỉ lệ bật chồi và ra rễ, cụ thể: Đợt thứ 1: Tỉ lệ nảy chồi chỉ đạt: 40,57%; số chồi tb: 1,2 chồi/hom; chiều dài chồi trung bình: 10,2cm, chỉ số ra chồi đạt: 12,24; Tỉ lệ ra rễ đạt: 38,86%; số rễ trung bình/hom: 4,3 rễ/hom, chiều dài rễ trung bình: 3,5 cm, chỉ; Đợt thứ 2: tỉ lệ nảy chồi đạt: 68,61%; số chồi tb: 1,3 chồi/hom, chiều dài chồi trung bình: 12,7 cm, chỉ số ra chồi đạt: 16,51; Tỉ lệ ra rễ đạt: 64,33%; số rễ trung bình/hom: 5,2 rễ/hom, chiều dài rễ trung bình: 3,8cm, chỉ số ra rễ đạt: 19,76; Chế độ chăm sóc:Chế độ che sáng: cây hom3 tuần che phủ toàn bộ giàn che, luống giâm15%; giai đoạn 21-35 ngày: hé dần lớp che sáng; giai đoạn 35-49 ngày tuổi: bỏ vòm che chỉ để lại vật liệu che sáng; từ 50 ngày tuổi: bỏ hoàn toàn vật liệu ra khỏi vòm che, chỉ để lại lớp che mờ phía trên;Chế độ phun tới: giai đoạn 10 ngày đầu căn cứ vào điều kiện khí hậu để điều chỉnh lượng nước tưới, dùng bình phun sương để tưới cho hom; giai đoạn10-15 ngày tuổi: lượng nước tưới lúc này vừa phải 1 ngày tưới 1 lần và với lượng nước tưới là 1.5 lít nước/1m2 bầu. Giai đoạn từ 58 ngày trở đi: tưới 3 lít/m2 bầu, 3-4 ngày tưới 1 lần độ ẩm ước tính đạt 70-80%; giai đoạn15-58 ngày tuổi: thường xuyên 1-2 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới 2 lít nước/1m2, số ra rễ đạt: 13,33; Tình hình sâu bệnh hại: Sâu hại: sâu ăn lá, nhện giăng tơ… Nếu xuất hiện nhiều có thể dùng thuốc trừ sâu, nếu ít thì dùng biện pháp cơ giới là bắt giết. Bệnh: thối cổ rễ do độ ẩm không khí và đất cao, nên điều tiết độ ẩm cho hợp lý.

Về thực nghiệm trồng thương phẩm Bò khai:Xây dựng được mô hình trồng thương phẩm Bò khai trên vùng đất trống ở Vườn Quốc gia Cát Bà, với diện tích: 3.000m2 từ giống bằng phương pháp giâm hom có nguồn gốc tại Vườn Quốc gia Cát Bà; Sau 01 năm trồng thương phẩm, cây sống trong mô hình 1.755 cây, đạt tỉ lệ 97,50 % ; Cây có phẩm chất tốt và trung bình chiếm tới 91,17%; cây có phẩm chất xấu chỉ chiếm 8,83%; Cây đạt chiều dài chồi trung bình 65,9cm, trung bình 12 chồi/cây; Sâu bệnh hại: chủ yếu sâu ăn lá xuất hiện từ khi sau khi trồng khoảng 3 tháng, khi cây bắt đầu có chồi non mới. Số lượng đã tăng lên khi cây có nhiều chồi và lá non, tuy nhiên vẫn áp dụng biện pháp diệt trừ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường. Không xuất hiện bệnh hại trong mô hình trồng thương phẩm.

Dự án thành công góp phần bảo tồn nguồn gen cây bản địa có giá trị. Đồng thờikhôi phục và giữ rừng, theo phương châm "lấy rừng nuôi rừng", góp phần tạo nguồn hàng hóa có giá trị trên thị trường, hình thành nghề trồng rau mới - một cơ hội sinh kế lâu dài cho người dân, góp phần bảo vệ nguồn gen của những loại thực vật rừng quý hiếm có nguy cơ cạn kiệt trong tự nhiên./.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Dự án tại Trung tâm Thông tin, Thống kê khoa học và công nghệ Hải Phòng./.