Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 7872
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học và đời sống

Ăn đúng cách để phòng, chống bệnh (07/12/2015)

 

Nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng đột biến tỷ lệ mắc các bệnh ung thư, chuyển hóa miễn dịch là do lối sống và những sai lầm trong ăn uống của con người.

 

* Một số sai lầm trong ăn uống của người Việt

 

- Thứ nhất: Ăn nhiều thịt và mỡ động vật, lạm dụng thức ăn nhanh, đồ đóng hộp chứa các chất phụ gia bảo quản độc hại, nước uống có ga nhiều đường.

 

- Thứ hai: Đun chín tất cả các loại rau, củ, hạt. Điều này vô tình làm phân hủy lượng lớn vitamin và muối khoáng có lợi cho cơ thể. Nhiệt độ cao còn có thể tạo ra những hợp chất trung gian có hại.

 

- Thứ ba: Ăn quá nhanh. Khi ăn quá nhanh, não bộ không thể điều khiển được quá trình tiêu hóa theo đúng nhịp sinh học thông thường. Hệ tiêu hóa không tiết ra đủ các enzym để chuyển hóa glucid, lipid, protein trong thức ăn, dẫn đến rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa.

 

- Thứ tư: Ăn hoa quả vô tội vạ. Ăn hoa quả là điều tốt nhưng việc ăn hoa quả ngay sau bữa ăn và ăn sau 12h trưa sẽ tăng nguy cơ mắc sỏi thận và các bệnh về dạ dày.

 

* 5 nguyên tắc “vàng” trong ăn uống để phòng và chữa bệnh

 

- Về lượng thức ăn: lượng thức ăn đưa vào cơ thể phải tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng và chiều cao. Việc chia lượng thức ăn theo bữa trong ngày cần chú ý tăng năng lượng vào bữa sáng và giảm vào bữa tối.

 

- Về thời gian ăn: thời gian ăn chuẩn của một bữa ăn diễn ra từ 45-60 phút. Người bị bệnh tiểu đường cần phải ăn chậm hơn nữa so với mức bình thường theo nguyên tắc: “nhai kỹ, nuốt chậm”.

 

- Ăn đúng giờ: sắp xếp thời gian cho các bữa ăn hằng ngày sao cho phù hợp, khoảng cách giữa các bữa ăn không quá lớn. Những ngày hôm sau cần ăn đúng thời điểm đó hoặc chênh lệch không quá 15 phút. Khi có thói quen hằng ngày như vậy, lượng đường huyết trong máu sẽ ở mức ổn định, việc bài tiết dịch tiêu hóa cũng theo đúng nhịp sinh học.

 

- Về cách lựa chọn thực phẩm: không ăn những thức ăn dị ứng với cơ thể, lựa chọn thực phẩm an toàn. Người mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, tim mạch, gan, thận, gout... phải kiêng một số loại thực phẩm nhất định theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 

Nguồn: Sức khỏe đời sống