Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 40457 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học xã hội và Nhân văn
Phát hiện cá heo Madagascar đầu tiên hóa thạch (26/11/2016)
Một xương sống hóa thạch duy nhất là bằng chứng đầu tiên kỷ lục về việc cá heo bơi xung quanh các vùng biển của Madagascar cổ đại. Xương sống hóa thạch hoặc cột sống trải qua thời gian từ 5 triệu đến 9 triệu năm trước kỷ nguyên Miocene muộn là một loài chưa từng được biết ở loài cá heo.
Dẫn đầu nghiên cứu Karen Samonds - Giáo sư sinh học tại Đại học Bắc Illinois cho biết: phát hiện thú vị này đánh dấu động vật biển có vú hóa thạch, một nhóm gồm cá heo, cá voi từ Madagascar, Samonds tìm thấy xương sống hóa thạch trên hòn đảo nhỏ Nosy Makamby ngoài bờ biển phía Tây bắc của Madagascar, sau thời gian đó Madagascar đã trở thành một hòn đảo bị cô lập. Các hóa thạch xác định là một thách thức, khi chúng tôi phát hiện ra xương sống và có đặc điểm khác nhau về hình dạng, có thể cho chúng tôi biết rằng mình đang tìm kiếm động vật có vú. Nhưng chúng tôi chưa chắc chắn về loài động vật có vú. Các xương sống tương đối dài và mảnh, chiều dài khoảng 10 cm và chiều rộng khoảng 5,3 cm không giống như hầu hết các động vật có vú trên cạn.
Sau khi phân tích giải phẫu học, nhóm nghiên cứu xác định rằng xương sống có cột sống thần kinh vững chãi, phần tam giác của xương sống nhô ra. Đặc điểm đáng chú ý này chỉ ra rằng các hóa thạch có khả năng thuộc về loài cá heo, động vật có vú sử dụng gai thần kinh dài của mình để xương sống có thể uốn cong nhịp nhàng khi nó bơi. Các chức năng của xương sống cho thấy tương tự như cá heo sông cận đại gồm cả cá heo sông Amazon hoặc boto (INIA geoffrensis) và cá heo sông La Plata hoặc Franciscana (Pontoporia blainvillei). "boto và Franciscana” ở ven sông hoặc cửa sông (cửa sông là nơi sông chảy vào biển) trong khi cá heo Madagascar ở biển. Tuy nhiên, boto và Franciscana có khả năng gần gũi nhất với hóa thạch, cho thấy chúng và cá heo Madagascar có một tổ tiên chung ở khu vực phía Tây Đại Tây Dương.
Samonds nói rằng, trở ngại chính cho sự hiểu biết của chúng tôi là do không có những mẫu hóa thạch thời ký đại tân sinh (65,5 triệu năm trước đến nay) khoảng thời gian khi các nhóm động vật được cho là đã đến Madagascar. Công việc của chúng tôi đã bắt đầu làm sáng tỏ thời kỳ chưa biết này.
Ngày nay, một số loại cá heo bơi xung quanh Madagascar trong đó có cá heo lưng gù và cá heo Ấn Độ Thái Bình Dương, theo Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã - tổ chức bảo tồn thiên nhiên ở Madagascar.
Nguồn: www.vista.gov.vn
- Nguồn gốc, ý nghĩa cụm từ "trước Công nguyên", "Công nguyên" (12/11/2024)
- 600 loài chim tuyệt chủng do con người, các hệ sinh thái tổn hại vô kể (15/10/2024)
- Tàu viên đạn Shinkansen thay đổi thế giới như thế nào? (07/10/2024)
- Cú nhảy dù thành công đầu tiên trên thế giới (13/09/2024)
- Mạng lưới đường hầm phòng ngự thành phố cổ 4.000 năm (27/08/2024)
- Bí ẩn hang động khổng lồ khảm hàng triệu vỏ nghêu, ốc, sò (20/08/2024)