Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 13088
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học và đời sống

Phòng và điều trị đục thủy tinh thể (01/11/2016)

Bệnh đục thủy tinh thể (cườm khô) là một bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi và là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở nước ta.

1. Dấu hiệu bệnh:

- Khi bị đục thủy tinh thể, xuất hiện chứng giảm thị lực và một số triệu chứng khác nhưng không kèm theo đau nhức mắt, viêm hay cương tụ nào khác, trừ trường hợp có biến chứng.

 

- Đục thủy tinh thể là bệnh tiến triển từ từ, đầu tiên là mắt nhìn kém đi, cho đến lúc người bệnh không còn nhìn thấy gì nữa.

2. Phòng bệnh:

- Bổ sung các chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết và hạn chế các yếu tố nguy cơ: vitamin E, C, beta-caroten, selen... Vitamin E có trong các loại lạc, dầu mè, trứng, cà chua, khoai tây, giá… Vitamin A, beta caroten có trong gấc, cà rốt, rau quả có mầu đỏ, đu đủ, cà chua… Selen có trong cá, tôm, sò, hành tây, cà rốt… Vitamin B2 (thiếu vitamin B2 sẽ thúc đẩy quá trình đục thủy tinh thể) có nhiều trong các loại đậu, thịt nạc, đậu xanh…

- Bỏ thói quen xấu như: hút thuốc lá, uống rượu bia.

- Hạn chế cho mắt tiếp xúc với tia cực tím:

+ Đeo kính râm hoặc kính cản quang khi ra trời nắng.

+ Sau thời gian làm việc 3-4 giờ, cần cho mắt nghỉ ngơi, tránh cho mắt điều tiết quá lâu làm khô mắt, mỏi mắt.

- Lưu ý khi nhỏ thuốc nhỏ mắt corticoid.

- Kiểm soát tốt đường huyết và lipid máu ở những người bị bệnh tiểu đường.

- Khám mắt định kỳ (6 tháng/lần) để phát hiện sớm và điều trị, đặc biệt khi thấy mắt nhìn kém đi.

3. Điều trị bệnh:

- Nếu đục thủy tinh thể là do hậu quả của nhỏ mắt corticoid phải ngừng nhỏ thuốc.

- Mổ thay thủy tinh thể nhân tạo (phẫu thuật Phaco) do các bác sĩ chuyên khoa mắt đảm nhiệm. Phương pháp này cho kết quả tốt, song cũng có thể gây ra một số biến chứng sau phẫu thuật như: chảy nước mắt, cộm, chói mắt, đỏ mắt nhẹ, mi mắt bị phù, xuất huyết nhẹ trên lòng trắng, lòng đen có đám phù đục…

Theo: Báo Hải Phòng