Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 13262 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học xã hội và Nhân văn
Phương pháp mới giúp xác định danh tính những người lính đã hy sinh (09/09/2019)
Các nhà khoa học ở Đại học Công nghệ Queensland (Australia) đã phát triển một phương pháp xét nghiệm ADN mới có thể hỗ trợ việc xác định danh tính của hàng trăm người lính Australia đã hy sinh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Quân đội Australia tìm kiếm hài cốt ở Papua New Guinea - Ảnh: Bộ Quốc phòng Australia.
Sau gần 80 năm, nhiều hài cốt của các binh lính Australia vẫn đang được tìm thấy ở các chiến trường cũ như Papua New Guinea. TS. Kirsty Wright, nhà sinh học pháp y ở Trung tâm Nghiên cứu hệ gene, Đại học Công nghệ Queensland (QUT), cho biết do thời tiết khắc nghiệt, phần lớn các hài cốt đã bị phân hủy ở mức độ cao, do đó việc lấy mẫu ADN và tìm ra câu trả lời chính xác từ các bộ hài cốt này là một thách thức.
Hiện tại, TS.Wright và nhóm nghiên cứu ở QUT đã phát triển một phương pháp xét nghiệm ADN mới với kỳ vọng có thể dự đoán các bộ hài cốt là người Nhật hoặc Australia với tỉ lệ chính xác 79% so với các phương pháp xét nghiệm ADN ti thể hiện nay, chỉ thành công khoảng 25%.
TS. Wright cho biết, phương pháp mới do 2 thành viên trong nhóm là Andrew Ghaiyed và Kyle James phát triển, tập trung vào các SNP (đa hình đơn nucleotide) đặc trưng trong hệ gene người. “Trong chuỗi ADN kéo dài 2 m, ở từng tế bào, có những đoạn ADN đặc trưng thể hiện nguồn gốc của mỗi người. Chúng tôi đang tìm những đoạn ADN rất nhỏ, phổ biến ở Nhật nhưng hiếm gặp ở Australia và ngược lại, đồng thời chúng tôi cũng tìm kiếm ADN quy định về màu mắt và màu tóc”, TS. Wright nói.
TS. Wright giải thích, chẳng hạn nếu kết quả giám định ADN cho thấy một người có tóc vàng, mắt xanh, có thể đó là người Australia.
Trong quá trình phát triển phương pháp này, các nhà khoa học đã được Trung tâm Nghiên cứu quân đội Australia tài trợ. Dự kiến, quân đội sẽ thử nghiệm phương pháp này để xác định danh tính hài cốt liệt sĩ được tìm thấy ở Papua New Guinea.
Theo TS. Wright, ưu tiên hàng đầu trong thực hiện phương pháp này là phải xác định được đúng nguồn gốc của những người lính đã hy sinh. “Khi chúng tôi xác định họ là người Australia, họ sẽ được chôn cất ở nghĩa trang Liên bang, nếu là người Nhật thì sẽ được chuyển về Nhật Bản. Nếu nhầm lẫn, chúng tôi có thể vô tình gửi nhầm hài cốt của một người Australia về Nhật Bản, hoặc một người lính Nhật lại được chôn cất ở nghĩa trang Liên bang; do vậy chúng tôi không thể mắc sai lầm”, bà nhấn mạnh. Sau khi chứng minh được những hài cốt đó thuộc về những người lính Australia, các nhà nghiên cứu sẽ dùng phương pháp xét nghiệm ADN sau đó để xác định danh tính của những bộ hài cốt này.
Hơn 600 người Australia đã thiệt mạng và khoảng 1.689 người bị thương dọc theo Đường mòn Kokoda ở Papua New Ginea - một trong những trận chiến quan trọng nhất của quân đội Australia trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Một số hài cốt đã được phát hiện ở khu vực này vào cuối năm 2012. TS. Karl James, nhà sử học ở Đài tưởng niệm chiến tranh Australia cho biết khoảng 160 người lính đã thiệt mạng ở khu vực Kokoda nhưng không được lập mộ.
Nguồn: Báo Chính phủ
Cập nhật: 09/9/2019
- Nguồn gốc, ý nghĩa cụm từ "trước Công nguyên", "Công nguyên" (12/11/2024)
- 600 loài chim tuyệt chủng do con người, các hệ sinh thái tổn hại vô kể (15/10/2024)
- Tàu viên đạn Shinkansen thay đổi thế giới như thế nào? (07/10/2024)
- Cú nhảy dù thành công đầu tiên trên thế giới (13/09/2024)
- Mạng lưới đường hầm phòng ngự thành phố cổ 4.000 năm (27/08/2024)
- Bí ẩn hang động khổng lồ khảm hàng triệu vỏ nghêu, ốc, sò (20/08/2024)