Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 6765
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học và đời sống

Sơ cứu cho người bị ngộ độc thực phẩm (20/05/2015)

Ngộ độc thực phẩm là loại ngộ độc phổ biến nhất ở cả trẻ em và người lớn. Việc xử trí ban đầu khi mới bị ngộ độc ảnh hưởng rất nhiều tới những biến chứng sau này, thậm chí còn cứu được nạn nhân trước lưỡi hái tử thần.

 

BS Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai có những chia sẻ về vấn đề này:

Dấu hiệu khi bị ngộ độc:

Đau bụng quằn quại, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đau đầu, choáng váng, buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục, sốt nóng hoặc sốt rét, khó thở, da tím tái, vã mồ hôi, truỵ mạch (mạch nhanh, huyết áp tụt), co giật...

Các bước sơ cứu:

- Nếu bị ngộ độc thức ăn, người bị ngộ độc phải ngừng ngay không ăn món đó nữa.

- Khẩn trương gây nôn cho bệnh nhân, nôn càng nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn.

Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân tỉnh và không gây nôn nếu bệnh nhân là trẻ em vì trẻ rất dễ bị sặc.

- Nếu bị co giật và ngừng thở, tim ngừng đập, cần cấp cứu ngay cho bệnh nhân bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim.

- Nếu bệnh nhân hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên phòng chất nôn sặc vào phổi.

- Sau khi sơ cứu, phải khẩn trương đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện gần nhất để được xử lý tiếp. Cần mang theo thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh hơn.

Nguồn: Báo Dân trí