Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 3741
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học và đời sống

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả (27/04/2015)

 

1. Các biện pháp sơ cứu khi nhiễm thuốc BVTV

- Đọc kỹ nhãn về phòng chống độc và một số đồ dùng cần thiết khi cấp cứu.

- Bình tĩnh đưa nạn nhân ra xa nơi nhiễm thuốc, cởi đồ nhiễm thuốc và rửa sạch vùng da nhiễm thuốc.

- Gây nôn nếu nạn nhân còn tỉnh táo.

- Đặt nạn nhân nằm ổn định, giữ ấm nếu thấy lạnh. Trường hợp nạn nhân nóng quá cần lau bằng khăn lạnh.

- Theo dõi nhịp thở, nếu ngừng thở thì làm hô hấp nhân tạo, phải kiên trì đến khi nạn nhân thở lại bình thường.

- Không cho uống sữa, vì sữa làm thuốc thấm nhanh vào ruột, chỉ cho uống nước đun sôi để nguội, hoặc nước trà đường loãng.

 

- Tuyệt đối không cho hút thuốc, uống rượu.

- Đưa nạn nhân đến y, bác sĩ gần nhất và phải mang theo nhãn thuốc để nhân viên y tế chẩn đoán kịp thời.

2. Đồ bảo hộ lao động

Người đi phun thuốc cần chuẩn bị những vật dụng tối thiểu như sau:

- Áo dài tay và quần dài.

- Nón che nắng.

- Khẩu trang để che miệng và mũi.

- Kính bảo hộ mắt.

- Bao tay.

- Ủng, giầy cao su.

Yêu cầu đồ bảo hộ lao động phải che phủ cơ thể và thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm.

3. Cất giữ thuốc BVTV

- Nên mua thuốc BVTV đủ sử dụng, tránh dư thừa nhiều.

- Phải cất giữ thuốc nơi riêng biệt, không để gần gia súc, lương thực thực phẩm.

- Nơi cất giữ thuốc không được ở nơi đầu gió, có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, không gần giếng ăn hoặc nguồn nước, không bị dột mưa.

4. Cân đong và pha thuốc

- Cần mang đủ đồ bảo hộ lao động khi cân đong và pha thuốc.

- Đọc kỹ hướng dẫn ghi trên nhãn hoặc tờ hướng dẫn để biết rõ liều lượng pha và các thông tin khác.

- Chuẩn bị đủ dụng cụ cân đong, những loại này đều được đánh dấu riêng.

- Kiểm tra cần phun, cẩn thận khi mở nắp chai thuốc tránh vung tóe thuốc, tránh cân đong nơi trẻ em nô đùa.

- Cân đong chính xác lượng thuốc cần dùng.

- Không được cân đong, pha thuốc hoặc rửa bình bơm gần ao hồ, suối giếng hoặc kênh mương.

9. Phun rải thuốc BVTV

* Nên:

- Mặc đồ bảo hộ lao động khi phun thuốc.

- Kiểm tra ruộng bảo đảm không có người và gia súc có mặt nơi đó.

- Đọc kỹ nhãn để biết mối nguy hiểm với môi trường.

- Rửa sạch bình bơm ngay sau khi phun.

- Phun đều khắp ruộng, không phun chồng lối.

* Không nên:

- Không phun khi trời nổi gió, chuyển mưa, ngược chiều gió, lúc trưa nắng.

- Không phun khi cơ thể suy yếu, mệt mỏi.

- Không cho trẻ em và phụ nữ mang thai phun thuốc.

- Không ăn uống, hút thuốc trong khi phun.

- Không đưa béc phun vào miệng thổi.

- Không phun, rải hay tạt vào nguồn nước uống, nhà ở.

11. Tiêu hủy thuốc và bao bì chứa thuốc

- Nếu là bao bì bằng giấy thì cho xuống hố đốt. Nếu bằng nhựa nhưng trên nhãn có chỉ dẫn là không được đốt thì phải đập vỡ, đâm thủng rồi chôn xuống đất.

- Nếu bao bì làm bằng vật liệu không cháy thì đập vỡ, đâm thủng.

12. Vệ sinh sau khi tiếp xúc với thuốc BVTV

- Cởi bỏ ngay bộ đồ bảo hộ lao động.

- Tắm gội sạch sẽ bằng xà phòng.

- Giặt giũ đồ bảo hộ lao động.

- Thay quần áo sạch trước khi nghỉ ngơi, ăn uống, hút thuốc.

* Tóm lại: việc sử dụng thuốc một cách an toàn là điều rất quan trọng cho bản thân và môi trường cộng đồng xung quanh góp phần mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn. Vì thế bà con nông dân nên chú ý tuân thủ theo những vấn đề an toàn và thời gian cách ly được nêu ra theo khuyến cáo hoặc trong nhãn thuốc.

 Nguồn: ninhthuan.gov.vn