Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 15475 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và đời sống
Tác hại khôn lường khi cho trẻ dùng điện thoại thông minh (06/11/2017)
Ngày nay, các ông bố mà bẹ thường bận rộn công việc nên ít có thời gian chăm lo đến con cái, để dỗ dành con hoặc muốn con ngồi yên một chỗ, bố mẹ thường đưa điện thoại thông minh cho trẻ tự do chơi nghịch. Tuy nhiên, việc làm này tiềm ẩn rất nhiều tác hại khôn lường đối với trẻ.
1. Nguy cơ mắc ung thư não
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận rằng bức xạ của điện thoại di động có thể gây ra ung thư.
Các nhà khoa học cảnh báo: trẻ em, phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc quá nhiều với điện thoại di động, máy tính bảng có sử dụng wifi bởi chúng là nguồn bức xạ có thể gây ung thư.
Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada cảnh báo rằng không nên cho trẻ từ 0-2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào. Còn với trẻ từ 3-5 tuổi thì hạn chế 1 tiếng/ngày, và từ 6-18 tuổi thì thời gian tiếp xúc chỉ nên ở mức 2 tiếng mỗi ngày.
2. Thị lực kém, mắc các bệnh về mắt
Mắt trẻ nhỏ rất yếu nên không thể chịu được cường độ ánh sáng mạnh. Khi cầm điện thoại, trẻ thường xuyên nhìn vào màn hình. Mắt trẻ đang trong quá trình phát triển, bức xạ từ điện thoại sẽ tác động trực tiếp đến thị giác vốn đã yếu ớt của trẻ. Việc này có thể khiến mắt con bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến trẻ suy giảm thị lực và gây ra nhiều bệnh về mắt.
Thậm chí, các bà mẹ mới sinh con khi dùng điện thoại để chụp lại những khoảng khắc của trẻ cũng rất dễ làm tổn thương giác mạc mỏng manh ở trẻ. Trên thực tế, có một số trường hợp trẻ bị mù hoặc giảm thị lực chỉ vì người lớn chụp ảnh mà quên không tắt đèn flash.
3. Chậm phát triển, kém thông minh, hạn chế khả năng giao tiếp
Các chuyên gia đều khẳng định, bức xạ điện thoại khiến trẻ chậm phát triển. Nghe điện thoại cạnh trẻ sơ sinh cũng làm tăng lượng bức xạ. Đặc biệt, nếu cha mẹ sạc điện thoại ở gần nơi trẻ nằm, thì bức xạ cao gấp 1.000 lần bình thường. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ thường quấy khóc và chậm lớn.
6. Thoái hóa tình cảm gia đình
Khi trẻ dành quá nhiều thời gian cho điện thoại, chúng sẽ không còn quan tâm tới bố mẹ hay các thành viên khác trong gia đình nữa, nhiều khi chúng còn không biết mọi người trong gia đình đang làm gì và nói gì. Thậm chí, khi bị “tịch thu điện thoại”, chúng sẽ trở nên nổi giận, khóc lóc và oán trách bố mẹ.
Chính điện thoại đã tạo ra bức tường ngăn cách con cái với cha mẹ, anh chị và người thân.
Lời nói, sự tiếp xúc giữa cha mẹ với con cái và quá trình chơi với con không chỉ giúp não trẻ phát triển mà còn tăng cường sự gắn kết tình cảm gia đình, đây là điều mà điện thoại không làm được.
* Cha mẹ cần làm gì để hạn chế con trẻ dùng điện thoại thông minh?
- Không để trẻ tiếp xúc và sử dụng điện thoại quá sớm.
- Không làm cho trẻ nín khóc, dỗ dành trẻ ăn hay ngồi yên bằng cách đưa cho trẻ một thiết bị số và mở cho trẻ xem.
- Cha mẹ cũng cần hạn chế tối đa việc dùng điện thoại thông minh ở nhà.
* Cách bảo vệ trẻ khỏi tác hại của smartphone:
- Khi ngủ, hãy tắt wifi và chuyển điện thoại qua chế độ máy bay.
- Không để điện thoại dưới gối hay gần đầu trong lúc ngủ, đặc biệt là nếu bố mẹ ngủ chung với trẻ.
- Không dùng điện thoại di động để chụp ảnh trẻ sơ sinh với đèn flash.
- Hạn chế dùng điện thoại thông minh với trẻ trong 5 năm đầu đời.
- Không sạc điện thoại ở đầu giường nơi trẻ nằm.
- Hạn chế tối đa dùng điện thoại, gọi điện khi ở gần trẻ và trong phòng trẻ.
Nguồn: Báo Tri thức
- Tinh dầu bách xanh ở Pù Hoạt hé lộ tiềm năng quý trong y học và bảo tồn (29/04/2025)
- Hạn chế sử dụng điện thoại thông minh trong 03 ngày có thể làm thay đổi hoạt động... (16/04/2025)
- Gel lignin sinh học - giải pháp dưỡng tóc bền vững (02/04/2025)
- Bụi phanh ô tô có thể gây hại hơn khí thải diesel (18/03/2025)
- Sản xuất vải từ màng sinh học kombucha (04/03/2025)
- Uống trà xanh giúp làm giảm tổn thương chất trắng trong não người lớn tuổi (17/02/2025)