Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 27671
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học xã hội và Nhân văn

Thêm phát hiện quan trọng tại Di chỉ Mái đá Ngườm (13/04/2024)

Ngày 12-4, tại xã Thần Sa (Võ Nhai), Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Viện Khảo cổ (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả sơ bộ về việc tổ chức khai quật Di chỉ Mái đá Ngườm. Đến dự có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Viện Khảo cổ học; Cục Di sản Văn hóa; Bảo tàng Lịch sử quốc gia; Hội Khảo cổ học Việt Nam; Bảo tàng Địa chất; Viện Khoa học địa chất và khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường); lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên...

Các thành viên thực hiện khai quật tại Di chỉ Mái đá Ngườm.

Từ ngày 20-3 đến ngày 10-4, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên và Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật tại Di chỉ Mái đá Ngườm lần thứ 5. Kết quả cho thấy, cấu trúc địa tầng và tầng văn hóa thời điểm chiếm cư trước 41.500 năm tại Di chỉ có sự khác biệt hoàn toàn với lớp văn hóa giai đoạn muộn trong khung từ 41.500 năm tới 22.500 năm. 

Các thành viên nhóm đã tìm được nhiều hiện vật như công cụ đá, công cụ mảnh và mảnh tước, di cốt động vật, xương, răng động vật và nhuyễn thể… Đặc biệt, trong lần khai quật này, tại hố khai quật của lớp văn hóa 6 phát hiện 2 mẩu xương cháy. Đây là bằng chứng cư dân cổ tại Mái đá Ngườm đã biết dùng lửa.

Ngay sau Hội nghị, Viện Khảo cổ học sẽ hoàn thành hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các cơ quan chức năng thẩm định, xác định rõ hơn về những hiện vật được tìm thấy tại Di chỉ Mái đá Ngườm.

Phạm Ngọc Chuẩn 

Ngày cập nhập:12/04/2024 

https://baothainguyen.vn/khoa-hoc-cong-nghe/202404/them-phat-hien-quan-trong-taidi-chi-mai-da-nguom-33925fb/