Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 23560 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học xã hội và Nhân văn
Các nhà khảo cổ học Peru công bố về phát hiện xác ướp ở Lima (26/06/2023)
Các sinh viên thuộc trường Đại học San Marcos và các nhà nghiên cứu ban đầu phát hiện tóc và hộp sọ của xác ướp, sau đó tiếp tục khai quật và đã tìm thấy phần còn lại của xác ướp.
Xác ướp mới được phát hiện. (Nguồn: Reuters).
Ngày 14/6, các nhà khảo cổ học Peru cho biết đã phát hiện một xác ướp niên đại khoảng 3.000 năm trước đây tại thủ đô Lima của nước này.
Trong khi tiến hành khai quật, các sinh viên thuộc trường Đại học San Marcos và các nhà nghiên cứu ban đầu phát hiện tóc và hộp sọ của xác ướp, sau đó tiếp tục khai quật và đã tìm thấy phần còn lại của xác ướp.
Theo nhà khảo cổ Miguel Aguilar, xác ướp trên có thể thuộc nền văn hóa Manchay từng phát triển ở các thung lũng của Lima trong khoảng thời gian từ năm 1.500 đến năm 1.000 trước Công nguyên và có liên quan tới việc xây dựng các ngôi đền hình chữ U, hướng về phía Mặt Trời mọc.
Người được ướp xác này có thể được hiến tế trong giai đoạn cuối của quá trình xây đền.
Ngoài xác ướp kể trên, các nhà khảo cổ còn khai quật được những vật tùy táng gồm ngô, lá và hạt coca. Do đó, đây có thể là một phần của nghi lễ hiến tế.
Ngày 26/3, một đoàn khảo cổ của Mỹ liên kết với Đại học New York đã phát hiện hơn 2.000 xác ướp đầu cừu đực có niên đại từ thời kỳ Ptolemaic và một cấu trúc cung điện lớn từ Vương triều thứ 6 của Ai Cập, trong quá trình khai quật tại khu vực đền Vua Ramses II ở thành phố Abydos, tỉnh Sohag, thuộc vùng Thượng Ai Cập.
Ngoài những xác ướp trên, phái đoàn khảo cổ của Mỹ cũng phát hiện một số xác ướp động vật khác bao gồm cừu cái, chó, dê rừng, bò, hươu và cầy mangut, được đặt ở một trong những cấu trúc cung điện lớn mới được phát hiện ở khu vực phía Bắc của ngôi đền Vua Ramses II.
Người đứng đầu phái đoàn khảo cổ cho rằng những xác ướp cừu đực này có lẽ là đồ dùng để hiến tế rất thịnh hành trong thời kỳ Ptolemaic. Khám phá này cũng cho thấy ký ức về Pharaoh Ramses II vẫn được tôn kính ở Abydos, 1.000 năm sau thời đại của vị vua này (1303-1213 trước Công nguyên).
Phát hiện kể trên cho thấy những thay đổi về hình dạng của đền Ramses II, khác xa so với những gì đã được các học giả và nhà nghiên cứu thống nhất kể từ khi ngôi đền được khám phá hơn 150 năm trước./.
Văn Khoa (TTXVN/Vietnam+)
Ngày cập nhật: 15/6/2023
https://www.vietnamplus.vn/cac-nha-khao-co-hoc-peru-cong-bo-ve-phat-hien-xac-uop-o-lima/868412.vnp
- Sông nhân tạo trị giá 71 tỷ USD của Trung Quốc (25/12/2024)
- Mỹ cho phép bệnh nhân HIV hiến tạng: một bước tiến quan trọng trong y học và xã hội (09/12/2024)
- Trí tuệ nhân tạo giúp người Trung Quốc xoa dịu nỗi đau mất người thân (25/11/2024)
- Nguồn gốc, ý nghĩa cụm từ "trước Công nguyên", "Công nguyên" (12/11/2024)
- 600 loài chim tuyệt chủng do con người, các hệ sinh thái tổn hại vô kể (15/10/2024)
- Tàu viên đạn Shinkansen thay đổi thế giới như thế nào? (07/10/2024)