Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 26592 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
Ngay từ ngày đầu Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, chuyển trạng thái chống dịch từ áp dụng Chỉ thị 16 xuống Chỉ thị 15, hàng nghìn người dân ùn ùn đổ ra đường chơi Trung thu. Thông tin này gây lo ngại sâu sắc đối với giới chuyên môn và người dân cả nước. Bởi lẽ, đến thời điểm này, Hà Nội vẫn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh khó lường, vì thực tế rất khó tách triệt để F0 ra khỏi cộng đồng.
Nếu trong đám đông tham dự tối Trung Thu có ca F0, với tốc độ lây lan của chủng Delta, có thể thêm nhiều F0 trong cộng đồng. Khi đó, nhà nước rất khó truy vết vì rất khó xác định ai tiếp xúc với ai. Hơn nữa, dịch bệnh ở Thủ đô dễ lây nhiễm vào các chuỗi cung ứng hàng hoá thông qua người bán hàng, lái xe… Dù chính quyền và các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ người từ vùng dịch về nhưng khó tránh khỏi trường hợp không khai báo y tế và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch ra cộng đồng. Bài học để người dân tự do di chuyển, tụ tập đông người dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5 ở thành phố Hồ Chí Minh là nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát, đến giờ vấn chưa hết nóng.
Trước đêm Trung thu, một số khu vực của Hải Phòng cũng diễn ra tình trạng tập trung đông người xem múa lân. Rất may, các lực lượng chức năng đã kịp thời ngăn cản, giải tán. Không chỉ múa lân, sau khi UBND thành phố ban hành văn bản số 6459/UBND-VX về việc điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới trên địa bàn thành phố, một số hoạt đông kinh doanh dịch vụ được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, trong khu dân cư, nhiều người dân xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Tại các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thể dục, thể thao trong nhà, spa…có tình trạng phục vụ hơn 10 khách trong cùng một thời điểm, hoạt động quá 50% công suất…Có người dân ra đường không đeo khẩu trang, ra ngoài sau 22h khi không có việc thực sự cần thiết, không giữ khoảng cách 2m ở nơi đông người.
So với nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước, Hải Phòng vẫn là “vùng xanh” an toàn, thực hiện tốt hai nhiệm vụ: vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả cao, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, sau nhiều ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng, thành phố chủ động đẩy mạnh các biện pháp giúp khôi phục sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội… Tuy nhiên, thành quả chống dịch có bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chấp hành của người dân. Hiện, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, bùng phát tại Hải Phòng rất cao. Nếu để dịch bùng phát diện rộng, sẽ gây tốn kém nhiều nguồn lực và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội, đời sống của người dân thành phố.
Bài học từ thành phố Hồ Chí Minh, hay những lo ngại của Hà Nội khi không chủ động kiểm soát dịch là lời cảnh báo đối với các địa phương, trong đó có Hải Phòng khi nới lỏng các quy định phòng, chống dịch. Theo đó, bất cứ thời điểm nào cũng đòi hỏi người dân nâng cao cảnh giác, thực hiện nghiêm 5K, chấp hành tốt các quy định của chính quyền địa phương về phòng chống dịch để đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội./.
Nguồn: Báo Hải Phòng
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)