Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 55145
Tổng truy cập : 57,998

Thông tin kết quả nhiệm vụ KH&CN

Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại thành phố Hải Phòng (12/10/2023)

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4.0) đã tác động sâu, rộng trên phạm vi toàn cầu. Những công nghệ mới của CMCN 4.0 đang tạo sự thay đổi của những hệ quan hệ cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, cá nhân. Điều này đặt ra những thách thức rất lớn với đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) của Hải Phòng. Ngày 17/9/2021, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 211/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 và Chương trình hành động số 86-Ctr/TU ngày 07/9/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong đó giao Sở KH&CN xây dựng và phát triển đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0. Trước thực tế đó, năm 2022, Sở KH&CN thành phố Hải Phòng ra Quyết định phê duyệt thuyết minh Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại thành phố Hải Phòng. Đề án do Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực, nhân tài thành phố Hải Phòng chủ trì thực hiện, ThS. Nguyễn Văn An - Phó Chủ tịch Hội làm chủ nhiệm, được Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu tháng 01/2023 tại Sở KH&CN.

Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện Đề án.

Triển khai đề án, nhóm nghiên cứu tổ chức 03 cuộc tập huấn điều tra, khảo sát và thực hiện khảo sát thực trạng và dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 với hơn 200 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp  gồm: 15 quận, huyện, 18 sở ngành; 20 trường đại học, cao đẳng, 50 tổ chức KH&CN; 20 doanh nghiệp KH&CN, 80 doanh nghiệp có hoạt động KH&CN trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu cho thấy, số lượng nhân lực KH&CN là 4.166 người được chia thành các nhóm thuộc các trình độ Tiến sỹ, Tiến sỹ khoa học, Thạc sỹ, trình độ Đại học/ Cử nhân và nhóm trình độ khác.

Tại các tổ chức KH&CN, số lượng nhân lực hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được đào tạo những kiến thức của CMCN 4.0 là 1.136 người; nhân lực được bồi dưỡng về nâng cao nhận thức, kiến thức về CMCN 4.0 và chuyển đổi số là 3.091 lượt người. Theo đề xuất đến năm 2030, nhu cầu đào tạo những kiến thức liên quan đến CMCN 4.0 và chuyển đổi số cho nhân lực KH&CN của các tổ chức này là 2.080 người; nhu cầu bồi dưỡng là 4.067 người. Về thực trạng bồi dưỡng nhân lực thuộc đối tượng quản lý hoạt động KH&CN, có 1.046 lượt người được bồi dưỡng theo yêu cầu của CMCN 4.0 và chuyển đổi số cũng như các kiến thức về công nghệ thông tin, kiến thức liên quan tới CMCN 4.0 và chuyển đổi số; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến quản lý hoạt động KH&CN là 98 lượt người. Nhu cầu cần bồi dưỡng nhân lực quản lý hoạt động KH&CN theo đề xuất của các tổ chức KH&CN đến năm 2030 là 749 người, trong đó bồi dưỡng những nội dung, kiến thức theo yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 và chuyển đổi số là 523 người; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hoạt động KH&CN là 226 người. Cũng theo nghiên cứu, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN theo Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ là 263 người, trong đó nhu cầu đào tạo là 103 người, nhu cầu bồi dưỡng là 160 người.

Đối với nhóm doanh nghiệp có hoạt động KH&CN, số nhân lực hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được đào tạo theo yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 và chuyển đổi số là 749 người, nhân lực được bồi dưỡng là 596 lượt người. Theo đề xuất của các doanh nghiệp,đến năm 2030, nhu cầu đào tạo với nhóm đối tượng này lên tới 1.383 người, nhu cầu bồi dưỡng là 1.111 người. Với nhân lực quản lý, có 311 lượt người được bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức về CMCN 4.0 và 22 lượt người được bồi dưỡng về quản lý hoạt động KH&CN. Nhu cầu bồi dưỡng của nhóm đối tượng quản lý là 951 người. Theo số liệu khảo sát, không có nhân lực của các doanh nghiệp có hoạt động KH&CN được đào tạo hoặc bồi dưỡng theo Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với nhóm nhân lực quản lý nhà nước về KH&CN, theo khảo sát, có 41 người (chiếm 24,84% tổng số nhân lực quản lý hoạt động KH&CN) được đào tạo kiến thức theo yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 và chuyển đổi số, về bồi dưỡng có 207 người. Nhu cầu đào tạo của nhóm đối tượng đến năm 2030 là 229 người, nhu cầu bồi dưỡng là 319 người. Trong số 165 nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về KH&CN, có 34 người đã được bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về KH&CN theo Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ, chủ yếu theo các lớp bồi dưỡng trong nước, đạt tỷ lệ khoảng 20,6%. Theo đề xuất của các đơn vị, có đến 64 người yêu cầu cần được bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ quản lý theo Quyết định này.

Dựa trên những nghiên cứu thực trạng, Ban chủ nhiệm đề án cũng dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN trong các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp có hoạt động KH&CN và nhân lực quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0 đến năm 2030, từ đó Ban chủ nhiệm đề án đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp  đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến năm 2030, gồm:

Một lànăm 2024 tổ chức bồi dưỡng cho khoảng 350 người làm nhiệm vụ quản lý hoạt động KH&CN trong các tổ chức KH&CN trên địa bàn thành phố; Tổ chức bồi dưỡng cho khoảng 350 người làm nhiệm vụ quản lý hoạt động KH&CN trong các doanh nghiệp có hoạt động KH&CN trên địa bàn thành phố; Tổ chức bồi dưỡng cho khoảng 150 công chức quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Hai là, đến năm 2030, tổ chức bồi dưỡng cho khoảng 4.000 cá nhân nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ làm việc trong các tổ chức KH&CN trên địa bàn thành phố; Tổ chức bồi dưỡng cho khoảng 3.000 cá nhân nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ làm việc trong các doanh nghiệp có hoạt động KH&CN trên địa bàn thành phố.

Ba là, toàn bộ nhân lực được đào tạo tại các viện nghiên cứu, trường đại học ở các nước có nền KH&CN phát triển, có uy tín và kinh nghiệm về các lĩnh vực công nghệ cốt lõi, động lực của CMCN4.0, công nghệ số, đạt được những thành tựu tiên tiến trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển KH&CN theo chuyên ngành, lĩnh vực có liên quan đến CMCN 4.0 và chuyển đổi số. Trong đó, nhân lực đào tạo gồm gần 100 thạc sỹ, 30 tiến sỹ làmviệc trong các tổ chức KH&CN; 50 thạc sỹ, 10 tiến sỹ làm việc trong các  doanh nghiệp có hoạt động KH&CN; 30 thạc sỹ, 5 tiến sỹ làm việc trong các quận, huyện, sở, ngành. Thời gian đào tạo tiến sỹkhông quá 3 năm, thạc sỹ không quá 02 năm.

Kết quả nghiên cứu Đề án là căn cứ quan trọng để UBND thành phố phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN thành phố Hải Phòng, đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 đến năm 2030. 

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài tại Trung tâm Thông tin, Thống kê khoa học và công nghệ Hải Phòng./.