Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 29089 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Loãng xương: Liệu probiotics có thể bảo vệ sức khỏe của xương? (22/11/2018)
Loãng xương chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn tuổi, nhưng mất xương có thể bắt đầu ngay từ tuổi 40. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các chế phẩm sinh học có thể là một công cụ an toàn và hiệu quả giúp chống lại sự mất xương.
Khi chúng ta già đi, cấu trúc xương liên kết với nhau (thể hiện ở đây) dần dần trở nên kém bền vững hơn.
Khi chúng ta già đi, cấu trúc xương liên kết với nhau (thể hiện trên hình ảnh) dần dần trở nên kém bền vững hơn. Mặc dù xương không chỉ phát triển một lần mà thay vào đó nó có thể tái sinh trong độ tuổi nhất định và xương mềm có thể thay thế trong quá trình phát triển hay hồi phục thành xương mới nhưng quá trình này hiệu quả hơn khi chúng ta còn trẻ. Vào độ tuổi khoảng 30, cơ thể sẽ ngừng tăng khối lượng xương và một khi chúng ta bước đến độ tuổi 40 và 50, nhiều xương hơn có thể bị phá vỡ hơn là chúng được tái tạo.
Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến loãng xương. Các xương dần dần trở nên nhỏ hơn. Điều này có thể dẫn đến gãy xương, thậm chí ngay cả khi bị ngã nhẹ.
Phụ nữ lớn tuổi có xu hướng có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn hẳn so với nam giới. Các yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng gãy xương bao gồm trên 50 tuổi, trải qua thời kỳ mãn kinh sớm, có khung cơ thể nhỏ hơn, hút thuốc lá và có tiền sử gia đình bị loãng xương. Gãy xương có thể có hậu quả nghiêm trọng; ví dụ, trong năm đầu tiên sau khi gãy xương hông, tỷ lệ tử vong là 24-30% do gặp nguy cơ biến chứng.
Tình trạng loãng xương cũng ngày càng trở thành vấn đề lớn ở những lớn tuổi hơn, và phụ nữ có xu hướng mất khối lượng xương nhanh chóng trong thời kỳ mãn kinh. Ở cả nam và nữ trong độ tuổi 70, tỷ lệ khối lượng xương bị mất là như nhau.
Các loại thuốc có sẵn có thể giúp điều trị loãng xương, nhưng việc ngăn ngừa hoặc làm chậm sự mất xương ban đầu sẽ một thách thức lớn của y học.
Probiotic có khả năng ngăn ngừa loãng xương?
Một nghiên cứu gần đây, do Roberto Pacifici - Trường Đại học Emory (Atlanta, GA) đứng đầu, đã tiến hành thử nghiệm khả năng của probiotic để cường sự phát triển xương trên những con chuột cái trong phòng thí nghiệm bằng cách cho những con chuột này uống bổ sung Lactobacillus rhamnosus GG trong thời gian hơn 4 tuần. Các kết quả thu được đã được công bố trên tạp chí Immunity mới đây.
Nhóm nghiên cứu tiết lộ rằng, probiotic đã kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn đường ruột, tạo ra một chất chuyển hóa đặc biệt gọi là butyrate. Butyrate lần lượt thúc đẩy các tế bào T trong tủy xương để sản xuất một protein được gọi là Wnt10b, đây là protein quan trọng cho sự phát triển xương.
Roberto Pacifici cho biết: “Nhóm nghiên cứu đã rất ngạc nhiên bởi hiệu quả của hệ vi sinh đường ruột trong việc điều chỉnh xương. Do cơ chế hoạt động của chúng trong xương chưa được biết nên chúng được xem như là một liệu pháp điều trị thay thế, bí truyền, chưa được chứng minh”.
Mặc dù nghiên cứu cho thấy rằng các probiotics có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương một cách tích cực tuy nhiên cần nghiên cứu thêm để xác nhận điều này.
Mặt giới hạn của nghiên cứu này
Hiện nghiên cứu mới chỉ thực hiện trên chuột do đó cần tiếp tục nghiên cứu để xem xét liệu probiotic có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khác cũng như để tiến tới nghiên cứu lâm sàng.
Pacifici lưu ý rằng: “Những phát hiện này sẽ cần phải được xác nhận trong nghiên cứu trên người. Nếu nghiên cứu này thành công, nó có thể mở đường cho một phương pháp điều trị có chi phí rẻ và có thể xem là phương pháp hỗ trợ tối ưu hóa sự phát triển xương ở thanh niên cũng như có thể giúp ngăn ngừa loãng xương ở người già”.
Nguồn: P.T.T (NASATI)/www.vista.gov.vn
Cập nhật: 21/11/2018
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)