Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 7395
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học xã hội và Nhân văn

Nấm cổ thụ được phát hiện dưới đáy đại dương (20/12/2012)

Các nhà khoa học ở Hoa kỳ đã tìm thấy bằng chứng về nấm phát triển mạnh dưới đáy Biển Thái Bình Dương trong các trầm tích thiếu dưỡng chất hơn 100 triệu năm tuổi. Loại nấm này có thể được sử dụng để sản xuất thuốc kháng sinh chống lại các vi khuẩn kháng thuốc.

Một số nấm thuộc giống Penicillium là nguồn penicillin kháng sinh mạnh. Việc tìm kiếm các sinh vật đa bào trong môi trường thiếu dưỡng chất này làm tăng thêm hiểu biết của con người về các ranh giới của sự sống trên hành tinh.

Nấm được phát hiện trong các mẫu trầm tích ở độ sâu 127 m dưới đáy biển, đã được thu thập trong một chuyến thám hiểm của Chương trình khoan đại dương phục vụ nghiên cứu ở Nam Thái Bình Dương vào năm 2010. Các mẫu này cung cấp vật liệu di truyền của nấm và các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các trình tự từ ít nhất 8 nhóm. Nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc nuôi cấy 4 loại nấm này.

Các manh mối thu thập cho thấy nấm sống trong các tầng sâu của trầm tích bắt đầu xuất hiện vào năm 2005, nhưng một số chuyên gia sinh học tin rằng đó là kết quả của ô nhiễm. Các tác giả nghiên cứu đã áp dụng một số biện pháp để khẳng định rằng không có bất kỳ hiện tượng ô nhiễm nào. 

Các trầm tích được nghiên cứu nằm bên dưới vùng Gyre Nam Thái Bình Dương, sa mạc biển lớn nhất Trái đất. Nấm giữ vai trò quan trọng với hệ sinh thái sâu thẳm thiếu dưỡng chất. Nấm có thể phân rã thành các phân tử hữu cơ chắc chắn, cung cấp nguồn thức ăn cho các vi sinh vật ở rất sâu dưới biển.

Còn chưa rõ nấm trong các trầm tích sâu nhất có tuổi thọ hơn 100 triệu năm không vì chúng có thể khu trú tại các lớp trầm tích bằng cách di chuyển từ các trần tích non trẻ hơn. Tuy nhiên, nếu nấm đã được tách ra một thời gian dài, chúng có thể phát triển các hàng rào sinh học bất thường chống lại vi khuẩn, cung cấp một nguồn kháng sinh hữu ích.

Nguồn: NASATI