Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 4455
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học xã hội và Nhân văn

Phát hiện sinh vật kỳ dị trong kén 200 triệu năm (20/12/2012)

Các nhà khoa học vừa tìm thấy hóa thạch chiếc kén 200 triệu năm tuổi tại vùng Nam Cực. Chiếc kén bao bọc sinh vật kỳ dị, hình giọt lệ với chiếc đuôi xoắn chặt.

Sinh vật này vô tình bị nhốt bên trong một kén nhầy do đỉa cổ đại tiết ra.

Hóa thạch sinh vật 200 triệu năm trước -      Ảnh: LiveScince

Hình dạng chiếc kén này không khác gì kén hiện đại, sinh vật hình chuông bên trong kén giống họ ký sinh trùng Vorticella. Cơ thể của nó dài khoảng 25 micron (tương đương chiều rộng của tóc người). Đuôi của nó dài khoảng 50 micron và cuộn chặt lại. Giống hầu hết các sinh vật nhân chuẩn (eurkaryotes) khác, chúng có một nhân hình móng ngựa lớn bên trong cơ thể chính.

Theo nhóm nghiên cứu, sinh vật hình chuông này sống vào cuối kỷ Triasic, khi Nam Cực còn là một phần của siêu lục địa Gondwana.

Những nghiên cứu khoa học trước đây cho rằng dạng cuộn chặt của đuôi sinh vật kỳ dị này là một trong những “động cơ” tế bào nhanh nhất mà họ từng biết. Việc biến đổi hình thái thẳng thành đuôi xoắn diễn ra với tốc độ khoảng 8cm/giây.

Nhà khảo cổ Benjamin Bomfleur thuộc Đại học Kansas cho biết thêm: “Sự bảo quản này khá lạ, bởi những cơ thể mềm thường khó trở thành hóa thạch nếu như không được nhanh chóng "đóng mộ" trong môi trường có thể ngăn chặn các sự phá hủy khác”.

Lần phát hiện này đã phá vỡ kỷ lục chiếc kén 125 triệu năm tuổi bao bọc một con sâu nematode tìm thấy ở Svalbard.

Nguồn: LiveScience