Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 24521 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học xã hội và Nhân văn
Phát hiện thú vị về Trái đất cổ đại (05/03/2020)
Theo tờ The Guardian (Anh), các nhà nghiên cứu đã phát hiện bằng chứng cho thấy khoảng hơn 3 tỷ năm trước, Trái đất được bao phủ bởi một đại dương và hành tinh của chúng ta là một “thế giới nước”.
Ảnh: Getty
Giáo sư Boswell Wing của Đại học Colorado và cựu sinh viên của ông - Benjamin Johnson thuộc Đại học bang Iowa - đã khởi động một dự án nghiên cứu trong cuộc tranh luận bề mặt Trái đất cổ đại trông như thế nào. Công việc của họ tập trung vào một khu vực địa chất hẻo lánh thuộc quận Panorama, phía Tây Bắc Australia, nơi có một phiến đá mỏng của đáy đại dương 3,2 tỷ năm tuổi được đẩy lên bờ. Bên trong lớp vỏ cổ đại là những manh mối cho thấy nước biển đã bao phủ Trái đất tại thời điểm đó.
Các nhà khoa học đã tập trung phân tích chỉ số đồng vị của các loại oxy khác nhau mà nước biển đã mang vào lớp vỏ này. Cụ thể, họ đã phân tích lượng tương đối của 2 đồng vị oxy-16 và oxy-18 nặng hơn một chút trong hơn 100 mẫu đá thu thập được từ phiến đá 3,2 tỷ năm tuổi.
Kết quả cho thấy nước biển chứa nhiều oxy-18 hơn khi lớp vỏ này được hình thành cách đây 3,2 tỷ năm trước. Các nhà khoa học cho rằng lời giải thích hợp lý nhất là có khả năng Trái đất đã không có lục địa lớn nào vào thời điểm đó do khi ở dạng này, đất sét sẽ hấp thụ các đồng vị oxy nặng của đại dương. “Không có lục địa trên đại dương, giá trị oxy sẽ khác với ngày nay, đó chính xác là những gì chúng tôi tìm thấy”, ông Johnson nói.
Nếu kết quả nghiên cứu này được công nhận, các nhà nghiên cứu có thể điều chỉnh lý thuyết về sự sống đơn bào đầu tiên xuất hiện trên Trái đất và những thế giới khác có thể tồn tại sự sống.
“Trái đất không có lục địa có thể đã giống như một “thế giới nước”, nhận định này cung cấp những kiến thức quan trọng về những hạn chế của môi trường đối với nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên Trái đất cũng như sự tồn tại của sự sống ở những nơi khác”, các nhà khoa học viết trên Tạp chí Nature Geoscience.
Tuy nhiên, phát hiện này không có nghĩa là Trái đất hoàn toàn không có một chút đất liền nào vào thời điểm đó. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng các lục địa cực nhỏ có thể đã nhô lên khỏi đại dương.
Thời gian các lục địa đầu tiên được hình thành vẫn còn là một bí ẩn, rất có thể thông qua sự giảm nhiệt dần từ bên trong Trái đất. Giáo sư Wing đang lên kế hoạch xem xét tỷ số đồng vị oxy trong lớp vỏ đại dương trẻ hơn với hy vọng có thể tìm ra lời giải đáp cho bí ẩn này.
Nguồn: BT/Báo Chính phủ
Cập nhật: 04/3/2020
http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Phat-hien-thu-vi-ve-Trai-dat-co-dai/388954.vgp
- Nghiên cứu chế tạo hệ thu hồi nước đa tầng sử dụng năng lượng xanh phục vụ cư dân... (05/05/2025)
- GDP quý I/2025 tăng 6,93%, vượt mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (21/04/2025)
- Cách ngủ của nhiều người Việt đang tàn phá gan, tăng nguy cơ ung thư (08/04/2025)
- Quái vật Megalodon có thể dài tới 24 m (24/03/2025)
- Nhà khoa học hy sinh để phát hiện muỗi truyền bệnh (10/03/2025)
- Điều gì xảy ra nếu khủng long không tuyệt chủng? (24/02/2025)