Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 4206 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học xã hội và Nhân văn
Phát hiện vương miện cổ nhất thế giới tại sa mạc gần Biển Chết (22/03/2018)
Chiếc vương miện cổ nhất thế giới là một phần của kho báu Nahal Mishmar. Gần đây, chiếc vương miện được trường ĐH New York (Mỹ) lựa chọn để nghiên cứu về thế giới cổ đại. Nó vốn được trưng bày ở Israel như hiện vật về đúc đồng thời kỳ Đồ đồng.
Chiếc vương miện phát hiện trong hang Biển Chết.
Chiếc vương miện từ thời Đồ đồng, năm 4000-3500 trước CN, chỉ là 1 trong số hơn 400 hiện vật đã được tìm thấy trong hang động trên sa mạc Judean gần Biển Chết cách đây hơn nửa thế kỷ.
Vương miện có hình dạng như một chiếc nhẫn to dày, phía trên tạc hình chim kền kền và có lỗ. Có lẽ vào thời điểm đó, nó là thứ quan trọng trong nghi lễ mai táng.
Trường ĐH New York cho rằng: "Vương miện có sức mạnh và uy danh to lớn. Nó bằng đồng đen, có chỗ lồi lên bí ẩn dọc theo rìa đặt chim kền kền. Mặt ngoài chạm trổ hình vuông và hình trụ của nó làm liên tưởng đến việc mai táng xuyên thời đại.
Kho báu Nahal Mishmar được nhà khảo cổ Pessah Bar-Adon tìm thấy trong khe nứt tự nhiên và được cuốn rơm đặt trong hang động phía bắc của Nahal Mishmar - nơi được gọi là "hang động kho báu".
Những hiện vật trong kho báu Nahal Mishmar.
442 món đồ tạo tác có giá trị được làm bằng đồng, ngà voi và đá, bao gồm 240 đầu chùy, 100 quyền trượng, 5 chiếc vương miện, bột sừng, dụng cụ và vũ khí.
Qua xác định niên đại của tấm thảm lau sậy bọc hiện vật bằng Carbon-14, cho thấy nó có từ năm 3500 trước CN. Trong giai đoạn này, đồng được sử dụng phổ biến khắp Levant, chứng minh cho sự phát triển công nghệ đáng kể song song với các tiến bộ xã hội quan trọng trong khu vực.
Trong đó, một số đồ vật không có ở nơi nào khác. Các núm tròn được cho là đầu chùy, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy chúng từng được sử dụng chiến đấu. Những đồ vật còn lại kiểu dáng độc đáo, như quyền trượng bằng đồng dưới đây.
Quyền trượng.
Các hiện vật trong kho báu Nahal Mishmar dường như được thu thập vội vàng nên bị lầm tưởng là hiện vật thuộc kho báu linh thiêng trong đền thờ Chalcolithic Ein Gedi bị bỏ hoang cách đó khoảng 12km, có thể bị giấu trong hang động vào lúc nguy cấp.
Đền thờ Chalcolithic.
Thầy Daniel, giáo sư khảo cổ học thuộc trường Cao đẳng Wheaton, là thành viên của nhóm phụ trách cho biết: "Điều hấp dẫn trong giai đoạn này là bùng nổ sự đổi mới kỹ thuật trong thế giới cổ đại trong hàng ngàn năm".
Trong con mắt hiện đại, thật tuyệt vời khi thấy người xưa sáng tạo ra kỹ thuật và nghệ thuật mới. Mục đích và nguồn gốc của kho báu Nahal Mishmar vẫn còn là điều bí ẩn.
Nguồn: Khoahoc.tv
Cập nhật: 17/03/2018
- Nguồn gốc, ý nghĩa cụm từ "trước Công nguyên", "Công nguyên" (12/11/2024)
- 600 loài chim tuyệt chủng do con người, các hệ sinh thái tổn hại vô kể (15/10/2024)
- Tàu viên đạn Shinkansen thay đổi thế giới như thế nào? (07/10/2024)
- Cú nhảy dù thành công đầu tiên trên thế giới (13/09/2024)
- Mạng lưới đường hầm phòng ngự thành phố cổ 4.000 năm (27/08/2024)
- Bí ẩn hang động khổng lồ khảm hàng triệu vỏ nghêu, ốc, sò (20/08/2024)