Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 31066
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học xã hội và Nhân văn

Tiết lộ bí mật về giấy da thời Trung cổ (16/12/2015)

Sử dụng một cục tẩy PVC đơn giản, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã lý giải được bí mật lâu đời về nguồn gốc của giấy da lụa mỏng được sử dụng để viết nên cuốn Kinh thánh đầu tiên trong thời Trung Cổ. Bí mật của vật liệu siêu mỏng bắt nguồn từ một kỹ thuật thủ công đặc biệt hơn là nguồn cung cấp da động vật.

 

Vào thế kỷ XIII, hơn 20.000 bản sao của cuốn Kinh thánh đó được tạo ra nhờ những người chép thuê chủ yếu ở Pháp và cả ở Anh, Ý và Tây Ban Nha. Những cuốn sách được viết trên loại giấy da siêu mịn. Người ta cho rằng chúng phải được làm từ da mỏng của những chú bê hoặc cừu còn chưa sinh ra. Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng các động vật có vú da mỏng, nhỏ như thỏ sóc hoặc thậm chí chuột chính là nguồn gốc của vật liệu giấy da độc đáo này.

 

Để xác định nguồn gốc của giấy da từ động vật, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật mới không xâm lấn gọi là khai thác điện ma sát của collagen trên da.

 

Một phiên bản của kỹ thuật này xác định khối lượng dựa vào peptit gọi là ZooMS, phương pháp đơn giản khai thác protein từ mặt giấy da chỉ bằng cách chà xát một cục tẩy PVC trên bề mặt màng.

 

"Tẩy nhẹ mặt giấy da, bạn tạo ra một điện tích tĩnh điện giống như bạn chà xát một miếng vải lụa trên đá hổ phách hoặc một quả bóng trên tóc của bạn", Matthew Collins, đồng tác giả nghiên cứu nói. "Tẩy bong tróc thành các tấm tích điện, còn protein và chất bẩn được tách khỏi mẫu vật thu thập".

 

Nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp này để phân tích 72 cuốn Kinh thánh ở Pháp, Anh, Ý và thêm 293 mẫu giấy da từ Thế kỷ XIII. Độ dày của các mẫu giấy da dao động từ 0,03-0,28 mm."Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng về các loài lạ như thỏ hoặc sóc. Tuy nhiên, chúng tôi đã xác định việc sử dụng ít nhất một loài động vật có vú để sản xuất giấy da cho một bản thảo duy nhất của cuốn Kinh thánh, phù hợp với loại da sẵn có tại địa phương", các nhà nghiên cứu viết.

 

Theo nhóm nghiên cứu, các nhà sản xuất giấy da thông thường cần có sự tinh xảo mới tạo ra được loại giấy da siêu mỏng từ da bê, dê và cừu.

 

Đây là lần đầu tiên, hiệu ứng điện ma sát đã được sử dụng để khai thác protein từ giấy da. Phương pháp này không xâm lấn và không cần đến thiết bị chuyên dụng hoặc cần lưu giữ.

 

Nguồn: vista.vn (Theo News.discovery, 23/11/2015)