Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 47279
Tổng truy cập : 57,998

Thông tin ứng dụng kết quả nhiệm vụ KH&CN

Ứng dụng mô hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng (13/12/2023)

Đây là tên dự án được Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu tại Sở Khoa học và Công nghệ ngày 19/4/2018. Dự án do TS. Nguyễn Nam Trung làm chủ nhiệm, Trường Đại học Hải Phòng chủ trì.

Kết quả nghiên cứu của dự án là mô hình mẫu để các địa phương đến thăm quan, học tập và triển khai trong mô hình xây dựng nông thôn mới. Được ứng dụng vào sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại xã Đại Thắng huyện Tiên Lãng với diện tích khoảng 355 ha; vùng sản xuất lúa nếp xoắn Tân Trào, xã Tân Trào, huyện Kiến Thuỵ khoảng 380 ha; Vùng sản xuất lúa nếp xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo khoảng 360 ha; các vùng theo quy hoạch của thành phố và các vùng trồng lúa nếp khác trên địa bàn thành phố có điều kiện tương đồng.

Kết quả của dự án là mô hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng đầu tiên tại Hải Phòng được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đề tài đóng góp mẫu mô hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP cho xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng và các địa điểm khác trên địa bàn thành phố, các tỉnh lân cận có đủ điều kiện với những nội dung cụ thể như sau:

* Xây dựng mô hình thực nghiệm sản xuất nếp cái hoa vàng thương phẩm theo VietGAP qui mô 1000m² trong vụ mùa năm 2016 tại thôn Giang Khẩu, xã Đại Thắng.

- Có thời gian sinh trưởng ngắn hơn 2 ngày; chiều cao thấp hơn 2 cm; Các yếu tố cấu thành năng suất lúa của ruộng mô hình cao hơn ruộng của nông dân từ 3,0-9,0%, Năng suất lý thuyết và thực thu ruộng mô hình cao hơn so với sản xuất đại trà từ 17,2% đến 18,7%.

- Các chỉ tiêu về chất lượng cảm quan và chất lượng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm được đảm bảo theo đúng qui định của Bộ Y tế. Các chỉ tiêu về chống đổ và chống chịu sâu bệnh của cây lúa trong mô hình đều hơn so với sản xuất đại trà.

- Hiệu quả kinh tế của mô hình thực nghiệm có tổng thu cao hơn so với sản xuất đại trà là 18,7%; có lợi nhuận cao hơn là 5,1 lần và giảm chi phí khi sản xuất 1 kg thóc là 16,0 %.

- Hoàn thiện qui trình sản xuất sản xuất nếp cái hoa vàng thương phẩm theo VietGAP tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng. Quy trình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo tiêu chuẩn VietGAP được xây dựng trên các kết quả thực nghiệm, đảm bảo khoa học, phù hợp với thực tiễn địa phương.

* Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa Nếp cải hoa vàng thương phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng.

- Đã mua sắm được các vật tư nông nghiệp, máy móc, thiết bị đúng các thông số kỹ thuật và đảm bảo đầy đủ hồ sơ mua sắm theo đúng quy định hiện hành. 

- Thành lập được Tổ sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa phương; đồng thời tổ chức các lớp tập huấn qui trình sản xuất cho 277 lượt cán bộ quản lý, kỹ thuật và nông dân trong mô hình, với 100% cán bộ kỹ thuật của địa phương tham gia mô hình được đào tạo nắm vững và làm chủ được quy trình sản xuất và quản lý nội bộ theo VietGAP; Người nông dân tham gia mô hình nắm vững được quy trình sản xuất.

- Mô hình sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng thương phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP qui mô 05 ha trong vụ mùa năm 2017 tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng:

+ Có thời gian sinh trưởng ngắn hơn 3 ngày; chiều cao thấp hơn 2,1 cm, Các yếu tố cấu thành năng suất lúa của ruộng mô hình cao hơn ruộng của nông dân từ 3,5-9,8% tùy theo các chỉ tiêu. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ruộng mô hình cao hơn so với sản xuất đại trà từ 20,5 % đến 21,36 %.

+ Các chỉ tiêu về chất lượng cảm quan và chất lượng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm được đảm bảo theo đúng qui định của Bộ Y tế. Các chỉ tiêu về chống đổ và chống chịu sâu bệnh của cây lúa trong mô hình sản xuất đều hơn so với sản xuất đại trà.

+ Nâng cao thu nhập cho người sản xuất: trong đó trong đó tổng thu mô hình sản xuất cao hơn sản xuất đại trà là 16.232,8 nghìn đồng/ha tương đương 25,15%; Giá bán thóc trong mô hình sản xuất được HTX Nông nghiệp thu mua cao hơn của người dân là 500 đ/kg. Lợi nhuận mô hình sản xuất cao hơn sản xuất đại trà là 7.142,2 nghìn đồng/ha, tương đương 5,77 lần.

+ Thiết lập hồ sơ đăng ký theo quy định của Tổ chức chứng nhận VietGAP được chỉ định: Ký hợp đồng chứng nhận VietGAP; Làm việc cùng đoàn đánh giá của tổ chức chứng nhận, thực hiện các hành động khắc phục phù hợp theo khuyến cáo của đoàn.

+ Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Thắng và các thành viên trong tổ sản xuất có trụ sở tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, sản xuất tại thôn Giang Khẩu, xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, trên qui mô 5 ha, với sản lượng đạt 27,5 tấn được cấp Giấy chứng nhận VietGAP số: 261/VietGAP-TT với mã số Chứng nhận VietGAP: VietGAP-TT-13-07-31-0008 do Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1 cấp ngày 14 tháng 11 năm 2017; giấy chứng nhận có giá trị từ 14/11/2017 đến 13/11/2019. 

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài tại Trung tâm Thông tin, Thống kê khoa học và công nghệ Hải Phòng./.