Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 48200 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Thông tin ứng dụng kết quả nhiệm vụ KH&CN
Xây dựng mô hình sản xuất cà chua theo tiêu chuẩn VietGap gắn truy xuất nguồn gốc và liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Tiên Hưng (nay là xã Vinh Quang), huyện Tiên Lãng, Hải Phòng (27/03/2024)
Cà chua là một loại quả có thể sử dụng cho ăn tươi, nấu chín cho bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Đồng thời, quả cà chua còn là nguyên liệu trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Từ cà chua người ta có thể chế biến ra nhiều loại sản phẩm khác nhau như: Cà chua đóng hộp nguyên quả, nước cà chua cô đặc, tương cà chua, mứt cà chua,... là các mặt hàng xuất khẩu rất lớn. Do vậy cà chua là loại rau rất được ưa chuộng, có giá trị dinh dưỡng cao, đứng đầu về giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị sử dụng. Về mặt y học, cà chua có tính mát, vị ngọt giúp tạo năng lượng, tăng sức sống, cân bằng tế bào, giải nhiệt, điều hoà bài tiết, tăng khả năng tiêu hoá.
Ở Việt Nam, cà chua được trồng từ rất lâu đời, cho đến nay cà chua vẫn là loại rau ăn quả chủ lực được nhà nước ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, việc sản xuất cà chua ở nước ta còn gặp nhiều hạn chế do năng suất, chất lượng cà chua của nước ta còn thấp sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩn an toàn vẫn còn tồn dư nhiều hóa chất do vậy thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa. Trước nhu cầu về thực phẩm an toàn thì các mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP đã và đang được mở rộng cả về diện tích và đối tượng cây trồng. Sản xuất theo quy trình VietGAP giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng nhận VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng nhận VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định. Đứng trước thực tế đó, Hợp tác xã nông nghiệp Tiên Hưng triển khai dự án “Xâydựng mô hình sản xuất cà chua theo tiêu chuẩn VietGap gắn truy xuất nguồn gốc và liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Tiên Hưng (nay là xã Vinh Quang), huyện Tiên Lãng, Hải Phòng” do Lê Thị Hợp làm chủ nhiệm. Dự án được Hội đồng đánh giá nghiệm thu ngày 7/10/2020 tại Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng.
Dự án nhận chuyển giao 01 quy trình kỹ thuật sản xuất cà chua theo tiêu chuẩn VietGAP từ Trung Tâm Khuyến nông Hải Phòng. Đào tạo 05 cán bộ kỹ thuật nắm vững và chủ động triển khai sản xuất. Tập huấn hướng dẫn cho 120 lượt hộ nông dân trên địa bàn xã về quy trình công nghệ theo tiêu chuẩn VietGAP gắn truy xuất nguồn gốc và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Dự án đã tổ chức triển khai 02 mô hình thực nghiệm sản xuất cà chua theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với truy xuất nguồn gốc, liên kết tiêu thụ sản phẩm đó là: Mô hình triển khai trong vụ Đông 2019, quy mô 1.800m2; Mô hình triển khai trong vụ Đông xuân 2019-2020, quy mô 8.200m2, số hộ tham gia 3 hộ với kết quả đạt được cụ thể như sau:
Kết quả theo dõi trong vụ Đông 2019 qua theo dõi cho thấy năng suất cá thể/cây đạt 2,928 kg/cây cao hơn đối chứng 0,227 kg/cây; vụ Đông Xuân 2019-2020, qua theo dõi cho thấy năng suất cá thể/cây đạt 2,87 kg/cây cao hơn 0,35 kg/cây so với đối chứng. Như vậy, việc áp dụng quy trình sản xuất cà chua theo tiêu chuẩn VietGAP đã đem lại năng suất cao hơn so vớisản xuất đại trà. hiệu quả mô hình cho thấy sản xuất cà chua theo tiêu chuẩn VietGAP gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm giúp giảm công lao động, thuốc bảo vệ thực vật, giá bán cao hơn so với sản xuất đại trà. Bình quân 1ha cà chua trồng theo VietGAP cho lãi thuần đạt thuần đạt 364,462 trong vụ Đông xuân 2019-2020; đạt 376,240 triệu đồng (cao hơn 251,762 – 290,982 triệu đồng so với trồng đối chứng). Hiệu quả kinh tế 1 kg sản phẩm cà chua cho thấy sản xuất cà chua theo tiêu chuẩn VietGAP gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm cho thấy chi phí cho 1kg cà chua hết 4.940,061 đồng, giá bán là 10.000đ/kg cao hơn giá bán ngoài mô hình là 4.000 đ/kg và lợi nhuận thu được trong mô hình 5.060 đ/kg cao hơn so với ngoài mô hình là 2.390 đ/kg do sản phẩm cà chu trong mô hình là sản phẩm có chứng nhận VietGAP, túi đựng được gắn nhãn mác, tem logo truy xuất nhuồn gốc nên hiệu quả kinh tế cao hơn so với ngoài mô hình.
Sản xuất cà chua theo tiêu chuẩn VietGAP giúp giảm công lao động, thuốc bảo vệ thực vật, giá bán cao hơn so với sản xuất truyền thống. Bình quân 1ha cà chua trồng theo VietGAP cho lãi thuần đạt thuần đạt 376,24 triệu đồng/ha trong vụ Đông và đạt 364,462 triệu đồng/ha trong vụ Đông Xuân 2019-2020.
Kết quả dự án sẽ được ứng dụng rộng rãi tại huyện Tiên Lãng và các huyện, quận khác tại Hải Phòng. Góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, cung cấp thực phẩm an toàn cho xã hội; xây dựng thương hiệu, sản phẩm cà chua chủ lực cho Hợp tác xã nông nghiệp Tiên Hưng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài tại Trung tâm Thông tin, Thống kê khoa học và công nghệ Hải Phòng./.
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đốt các tổn thương ác tính ở gan bằng vi sóng tại Bệnh... (19/08/2024)
- Xây dựng mô hình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris tại Hải Phòng (14/08/2024)
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thăm dò huyết động bằng phương pháp PiCCO trong điều... (07/08/2024)
- Xây dựng mô hình sản xuất giống invitro cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaetn.)... (05/08/2024)
- Xây dựng mô hình sinh sản nhân tạo giống cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) tại... (01/08/2024)
- Xây dựng mô hình ứng dụng thiết bị cơ giới hóa sản xuất nuôi trồng nấm ăn tại phường... (29/07/2024)