Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 8158 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
25% trường hợp nhiễm COVID-19 có thể không có triệu chứng (10/04/2020)
Robert Redfield, giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cảnh báo 25% số người nhiễm COVID-19 có thể không có triệu chứng, nhưng vẫn truyền bệnh. Cảnh báo này được xuất hiện trong một báo cáo mới được công bố bởi CDC cho thấy, các cá nhân bị nhiễm bệnh có thể truyền virus trong vòng từ 1-3 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng.
Các cá nhân bị nhiễm bệnh COVID-19 có thể truyền virus trong vòng từ 1-3 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng.
Khuyến cáo y tế chung đối với COVID-19 khá rõ ràng: khi có dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng như ho khan hoặc sốt thì nên tự cách ly và đi xét nghiệm. Nhưng một trong những câu hỏi chưa có lời giải đáp, đó là bao nhiêu người đang nhiễm virus nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào?
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với NPR, Robert Redfield cho biết CDC tự tin khi cho rằng gần ¼ số người bị nhiễm virus corona mới có thể không thể hiển bất kỳ triệu chứng nào. Đáng lo ngại hơn, họ vẫn vô tình lan truyền virus trong một khoảng thời gian nhất định.
Nếu không có thử nghiệm trên quy mô lớn, thì gần như không thể biết rõ có bao nhiêu trường hợp không có triệu chứng nhiễm COVID-19 nhưng vẫn lan truyền virus trong cộng đồng. Lo ngại này đang đẩy mạnh hơn nữa khuyến cáo đeo khẩu trang thường xuyên.
Trong khi sự lan truyền virus qua con đường không có triệu chứng đặt ra thách thức cho việc định lượng, thì các nhà nghiên cứu CDC vẫn đang tích cực tìm hiểu những vấn đề xung quanh việc truyền virus trong giai đoạn tiền triệu chứng. Theo dó, một cá nhân có thể gây truyền nhiễm virus trước khi chính họ bắt đầu hiển thị các triệu chứng.
Một báo cáo mới từ Bộ Y tế Singapo và được CDC công bố, theo dõi 7 nhóm các trường hợp được cho là có khả năng lan truyền theo con đường tiền triệu chứng. Dữ liệu cho thấy sự lây lan virus xảy ra trong khoảng từ 1-3 ngày trước khi nguồn lây nhiễm là bệnh nhân chưa có triệu chứng xuất hiện triệu chứng.
Báo cáo kết luận: “Khả năng lan truyền SARS-CoV-2 trong giai đoạn tiền triệu chứng làm tăng thách thức cho các biện pháp ngăn chặn COVID-19, được xác định dựa vào việc phát hiện sớm và cách ly những người có triệu chứng. Cường độ tác động này phụ thuộc vào mức độ và thời gian truyền bệnh trong khi cho đến nay, một bệnh nhân chưa có triệu chứng vẫn chưa được xác định rõ”.
Trong bối cảnh số lượng người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng và khả năng lây nhiễm tiền triệu chứng, Redfield nhấn mạnh giãn cách xã hội là vũ khí mạnh nhất để chống sự lây lan của COVID-19. Cho đến khi chúng ta có thể xác định rõ ai bị nhiễm COVID-19 và khi họ có thể dễ lây nhiễm nhất, thì giãn cách xã hội là chiến lược tốt nhất để ngăn ngừa dịch bệnh.
Nguồn: N.P.D (NASATI)/www.vista.gov.vn
Cập nhật: 09/4/2020
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)