Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 19724 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Thông tin kết quả nhiệm vụ KH&CN
Áp dụng nguyên tắc kế toán quản trị quốc tế vào khu vực công ở Việt Nam (14/07/2025)
Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, hình thành các mối quan hệ quốc tế, việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như WTO, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, cam kết với các tổ chức tài chính như ADB, WB, IMF… đòi hỏi Việt Nam phải cung cấp thông tin có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và phải được quốc tế thừa nhận. Theo đó, việc nghiên cứu, áp dụng nhằm xây dựng hệ thống KTQT hiệu quả tại khu vực công Việt Nam là đòi hỏi bức thiết. Do vậy, Học viện Tài chính triển khai đề tài “Áp dụng nguyên tắc kế toán quản trị quốc tế vào khu vực công ở Việt Nam” do PGS.TS Ngô Thanh Hoàng làm chủ nhiệm.
Chu trình cơ bản của mô hình quản trị tài chính công.
Xu hướng toàn cầu hóa đang ngày càng tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam. Với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, các đơn vị công không chỉ dừng lại ở việc theo chức năng và nhiệm vụ, mà còn phải luôn phấn đấu, gia tăng chất lượng của hoạt động, nhằm đạt được sự thừa nhận của ngƣời dân và cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh đó, các đơn vị công nói riêng cần phải có hệ thống KTQT trên cơ sở vận dụng mô hình Quản trị công mới NPM thật tốt, để giúp cho Thủ trưởng có thể nắm bắt được các thông tin về hoạt động của đơn vị một cách nhanh chóng, chính xác nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời. Đi vào cụ thể từng nội dung chi tiết của mô hình NPM trong mối quan hệ với KTQT, các tổ chức công tại Việt Nam có thể cân nhắc chú ý một số gợi ý ở 5 điểm chính như sau: Nâng cao tính phân cấp ngân sách Nhà nước trong mối quan hệ giữa bộ phận kế toán các cấp với nhau và dự toán kinh phí hoạt động hướng đến kết quả đầu ra, không phụ thuộc nhiều vào quá khứ của đơn vị; Tập trung vào việc lựa chọn và áp dụng các mô hình lập dự toán hiện đại, sao cho không chỉ tách biệt thành những khoản mục cụ thể, mà còn có thể tính toán theo từng ngành, từng lĩnh vực trong một nền kinh tế; Hoạch định việc sử dụng các nguồn lực kinh tế như tài chính công và tài sản công, sao cho hướng đến sự minh bạch như một doanh nghiệp sử dụng tài sản có giới hạn của công ty trong công tác điều hành; Sắp xếp lại bộ máy nhân sự sao cho tăng cường được sự hiệu quả trong quá trình thực hiện các công việc được giao, tránh xảy ra tình trạng dư thừa nguồn nhân lực không phù hợp trong các khâu của đơn vị; Áp dụng phương thức đánh giá thành quả hoạt động một cách công bằng, không tạo ra những điều chưa phù hợp trong xác định kết quả các chương trình, các dự án, đơn hàng để tạo ra kết quả hoàn toàn thích hợp với những gì đã bỏ ra ban đầu.
Nhóm nghiên cứu đánh giá thực trạng kế toán quản trị tại khu vực công Việt Nam giai đoạn 2017-2021 đã đưa một số ưu điểm như sau: Yêu cầu về KTQT chi phí, xác định giá dịch vụ công bƣớc đầu giúp các đơn vị SNCL hiểu rõ hơn về chi phí và nguồn lực cần thiết cho các dự án và hoạt động. Từ đó, có thể cân nhắc các quyết định về đầu từ và sử dụngnguồn lực để đảm bảo hiệu quả và tối ưu hóa chi phí; cũng như xây dựng hệ thống quản lý chi phí hiệu quả thông qua việc thu thập, phân tích và đưa ra các quyết định về việc sử dụng nguồn lực, chi phí; KTQT giúp đơn vị KTC công bố chi phí và thông tin tài chính một cách minh bạch và đáng tin cậy, từ đó tăng minh bạch và độ chính xác trong việc quản lý ngân sách.
Bên cạnh những ưu điểm còn một số hạn chế, đó là: Chưa phát triển đầy đủ, thiếu sự tập trung vào KTQT: KTQT công Việt Nam chưa được ứng dụng đầy đủ và phổ biến trong hoạt động của các đơn vị kế toán công. Các đơn vị kế toán công chưa coi KTQT là một hoạt động quan trọng, do vậy chưa đầu tư đầy đủ về nguồn lực và nhân lực; Thiếu sự chuẩn hóa và hệ thống hóa: Hiện nay, KTQT công tại Việt Nam chưa có hệ thống chuẩn hóa và hệ thống hóa đầy đủ, dẫn đến sự khác biệt trong việc ứng dụng và áp dụng KTQT giữa các đơn vị công; Thiếu dữ liệu chính xác: dữ liệu phục vụ KTQT không đƣợc thu thập đầy đủ hoặc không chính xác do hệ thống kế toán mới chỉ tập trung vào KTTC. Hơn nữa, quá trình thu thập dữ liệu vẫn chƣa đƣợc tự động hóa hoàn toàn, do đó, mất thời gian và công sức khi thu thập thông tin; Thiếu quy trình và hệ thống kiểm soát: về phía đơn vị, do chưa chú trọng đến hoạt động KTQT, đa số các đơn vị chưa có quy trình và hệ thống kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin tài chính từ KTQT; Chƣa hỗ trợ đƣa ra quyết định, không đáp ứng yêu cầu quản trị đơn vị: Do thông tin tài chính từ kế toán quản trị không đủ chi tiết, hoặc thiếu thông tin quan trọng. VD: đơn vị SNCL chưa thể tính giá dịch vụ công do thiếu thông tin về chi phí; Chƣa có hệ thống chuẩn mực: Hiện tại, Việt Nam vẫn chƣa có hệ thống chuẩn mực rõ ràng để hỗ trợ cho việc thực hiện KTQT trong các đơn vị. Điều này dẫn đến việc các đơn vị không thực hiện hoặc phải tự thiết lập các tiêu chuẩn và quy trình của riêng mình; Thiếu sự đồng bộ và tích hợp: Các hệ thống KTQT công của các đơn vị công hiện nay thƣờng không đƣợc tích hợp và đồng bộ với các hệ thống khác nhƣ hệ thống quản dòng tiền, quản lý chi phí, quản lý rủi ro,..; Thiếu sự hiểu biết nhân lực chuyên môn: Một số cán bộ quản lý trong khu vực công vẫn chưa đủ hiểu biết về KTQT, cũng như chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện hoạt động này. Họ chưa thực sự hiểu được vai trò của KTQT trong việc cải thiện quản lý tài chính và đưa ra quyết định điều hành. Bên cạnh đó, việc thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ là một trong những thách thức đối với việc triển khai kế toán quản trị công tại Việt Nam; hiếu sự tập trung và quản lý chuyên nghiệp: Hầu hết các đơn vị SNCL ở Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề liên quan đến tài chính, đặc biệt là tự chủ tài chính, quản lý dòng tiền, quản lý chi phí, quản lý rủi ro,... Tuy nhiên, việc tập trung và quản lý các vấn đề này vẫn còn hạn chế; Thiếu sự minh bạch và độc lập: Các BCTC của các đơn vị SNCL tại Việt Nam vẫn còn thiếu sự minh bạch và độc lập. Do đó, việc đưa ra các quyết định quản trị công còn gặp nhiều khó khăn và thách thức; Không đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trƣờng: Việc áp dụng kế toán quản trị công vẫn còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu của kinh tế thị trường và quản trị đơn vị hiện đại.
Như vậy, kế toán công ở Việt Nam còn nhiều khoảng vênh với chuẩn mực kế toán công quốc tế cũng như cũng những các nguyên tắc KTQT quốc tế. Hoàn thiện kế toán công ở Việt Nam theo hướng tuân thủ chuẩn mực kế toán công quốc tế và các nguyên tắc KTQT toàn cầu là xu hướng tất yếu, nhưng lại là bài toán phức tạp với toàn thể khu vực công của Việt Nam. Do vậy, nhóm nghiên cứu đã đề ra một số giải pháp nhằm hƣớng tới các đề xuất cho kế toán chi phí và giá thành dịch vụ công ở Việt Nam tiệm cận dần với nguyên tắc KTQT quốc tế, đó là:
Sự giao tiếp truyền đạt tầm nhìn có ảnh hưởng: cần xây dựng chuỗi hành động về tuyên truyền, phổ biến về KTQT, thành lập bộ phận kế toán chi phí, giá thành nằm trong bộ phận KTQT riêng, tách biệt với KTTC; Xây dựng và ban hành quy trình kế toán chi phí, giá thành dịch vụ chuẩn trƣớc khi thực hiện. Quy trình này cần có sự tham gia, nhất trí và phê duyệt của tất cả các bộ phận, phòng ban có liên quan nhƣ bộ phận kho, bộ phận trực tiếp tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ, ban lãnh đạo; Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở cho việc xác định chi phí, giá thành dịch vụ trên cơ sở ý kiến thống nhất của tất cả các bộ phận có liên quan: trước khi xác định định mức chi phí, cần có buổi thảo luận, không chỉ với cấp trên mà còn cho phép cấp dưới và các bộ phận liên quan cùng thảo luận và bàn bạc cụ thể. Điều này thể hiện việc giao tiếp truyền đạt tầm nhìn có ảnh hưởng là việc giao tiếp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng thông tin kế toán nói chung, quản trị nói riêng.
Thông tin thích hợp: cần sử dụng công nghệ điện toán đám mây để thiết lập các phần mềm tích hợp thông tin ở các lĩnh vực quản lý và quản trị liên quan đến tài chính kế toán.
Phân tích tác động đến giá trị: nguyên tắc này trong kế toán chi phí, giá thành dịch vụ công, đơn vị HCSN có thể xem xét lựa chọn các mô hình phân bổ chi phí khác nhau trong tính toán chi phí, giá thành; hoặc ứng dụng làm nền tảng xây dựng chính sách giá bán hợp lý.
Trách nhiệm quản lý tạo lập niềm tin: Vận dụng nguyên tắc này yêu cầu nhân viên KTQT hành động có đạo đức, có trách nhiệm giải trình và để tâm đến các giá trị của đơn vị, các yêu cầu quản trị và các trách nhiệm với xã hội; Nguyên tắc yêu cầu các chuyên viên KTQT hành xử với (và khuyến khích các đồng nghiệp hành xử với) tính chính trực, tính khách quan và thách thức có tính chất xây dựng bất kỳ quyết định nào không theo khuôn khổ các giá trị của đơn vị; với nội dung về kế toán chi phí, giá thành dịch vụ trong đơn vị, cần chú trọng tới các nội dung về quy trình, phƣơng pháp, cách thức xác định, tập hợp và phân bổ chi phí, tính giá thành một cách khách quan, kết hợp với các nội dung về sự giao tiếp khi xây dựng và xác định định mức chi phí, kinh tế - kỹ thuật; kế toán cũng cần phải bảo vệ đƣợc các quan điểm, định mức khi đƣa ra, chủ động cải tiến và đổi mới kịp thời. Điều này góp phần đảm bảo trách nhiệm giải trình và uy tín của bộ phận kế toán.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu dự án tại Trung tâm Thông tin và Truyền thông Hải Phòng./.
- Nghiên cứu khai thác và phát triển một số loài lan hài đặc hữu (hài Việt Nam, hài... (11/07/2025)
- Giá trị lâm sàng của phương pháp chẩn đoán dựa vào thành phần dị nguyên đối với bệnh... (09/07/2025)
- Phát triển nền tảng trực tuyến tăng cường hiệu quả hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của... (07/07/2025)
- Xây dựng mô hình sách giáo khoa điện tử tương tác và hệ thống học liệu bổ trợ theo... (04/07/2025)
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ trong... (02/07/2025)