Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 367 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Australia: Vaccine công nghệ mRNA sẵn sàng thử nghiệm lâm sàng (23/06/2021)
Công nghệ mRNA sử dụng mã di truyền RNA để kích hoạt sản sinh các loại protein đột biến nhằm tạo ra đột biến cụ thể của virus SARS-CoV-2.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Quyền thủ hiến bang Victoria của Australia, ông James Merlino ngày 20/6 cho biết các cơ quan nghiên cứu của bang này đã sẵn sàng triển khai giai đoạn thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa COVID-19 phát triển theo công nghệ mRNA.
Dự kiến cuộc thử nghiệm sẽ kéo dài vài tháng.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, nhà chức trách Austrlia cho rằng đầu tư vào năng lực tạo dựng chủ quyền trong việc sản xuất vaccine công nghệ mRNA đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì nhiều khả năng virus SARS-CoV-2 sẽ tồn tại trong cuộc sống con người trong tương lai và bổ sung vaccine sẽ là việc thường xuyên trong thời gian tới.
Ông Merlino cho biết chính quyền bang Victoria sẽ phân bổ khoản kinh phí 5 triệu AUD (khoảng 3,74 triệu USD) từ quỹ Nghiên cứu mRNA trị giá 50 triệu AUD (37,4 triệu USD) để giúp Viện Khoa học Dược phẩm Monash sản xuất vaccine theo công nghệ mRNA dùng cho các cuộc thử nghiệm lâm sàng trong thời gian tới.
Hiện nay trên thế giới các loại vaccine ngừa COVID-19 sử dụng công nghệ mRNA là vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech và Moderna.
Công nghệ này sử dụng mã di truyền RNA để kích hoạt sản sinh các loại protein đột biến nhằm tạo ra đột biến cụ thể của virus SARS-CoV-2.
Các tế bào miễn dịch của cơ thể nhận ra protein đột biến là ngoại lai và sẽ bắt đầu xây dựng phản ứng miễn dịch.
Việc thử nghiệm vaccine mRNA mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất tại Australia có khả năng bào chế các loại vaccine theo công nghệ mRNA có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống COVID-19 ở quốc gia lớn nhất châu Đại Dương này./.
Nguồn: Hoàng Linh/vietnamplus.vn
Ngày cập nhật: 21/6/2021
https://www.vietnamplus.vn/australia-vaccine-cong-nghe-mrna-san-sang-thu-nghiem-lam-sang/721411.vnp
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)