Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 28958 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Báo động tình trạng trầm cảm ở tuổi thiếu niên (27/04/2017)
Trầm cảm là loại bệnh phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt tuổi vị thành niên (13-18 tuổi). Đây là lứa tuổi có những thay đổi sâu sắc trong các mối quan hệ xã hội lẫn tính cách, do đó dễ bị tác động.
Rất nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi mới lớn thường cho rằng, những thay đổi bất thường trong tính cách, hành vi của chúng chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi cơ thể bắt đầu dậy thì. Nhưng tình trạng tâm lý thiếu niên có những biến đổi tiêu cực có thể sẽ là sự bắt đầu cho chứng bệnh trầm cảm vô cùng nguy hiểm.
Nguyên nhân phần nhiều là do những áp lực trong việc học hành và hoàn cảnh gia đình, do bản thân các em hoặc người thân tạo ra. Nghiện game, lạm dụng chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm ở tuổi thiếu niên.
Nặng nề hơn nữa là sức ép của cha mẹ đối với con cái trong việc học hành làm các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Không khí nặng nề trong gia đình thiếu hạnh phúc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm cho những đứa con.
Khi bị trầm cảm, các em rất dễ nóng nảy, bực tức một cách vô cớ, không cảm thấy hứng thú với bất cứ chuyện gì, ngay cả những việc mình yêu thích trước đây (như chơi thể thao, nghe nhạc…); thỉnh thoảng lại rơi vào trạng thái vô thức trong thời gian ngắn. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác như thường xuyên có cảm giác buồn rầu hoặc mệt mỏi, chỉ muốn ngồi yên một chỗ, không thích hoạt động thể chất hay tiếp xúc với bất cứ ai.
BS.ThS Lê Công Thiện, Trưởng phòng Điều trị Chuyên biệt, viện Sức khỏe Tâm thần, bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, để tránh cho con mình rơi vào những trạng thái tâm lý tiêu cực dẫn đến mắc bệnh này, các bậc cha mẹ cần quan tâm toàn diện đến con cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất là vào những giai đoạn con cái dễ bị tổn thơng về tâm lý như khi thi cử căng thẳng, khi trong gia đình có mâu thuẫn. Cần hiểu và biết rõ các mối quan hệ của con, hãy là người bạn thân thiết, chia sẻ với trẻ những khó khăn trong cuộc sống. Tuyệt đối, không xúc phạm con khi trẻ có lỗi, mà nên phân tích, dăn dạy để trẻ hiểu. Trong trường hợp trẻ mắc bệnh, cần phát hiện sớm và đưa tới các cơ sở chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và điều trị. Phát hiện và điều trị bệnh sớm góp phần rất tích cực, nâng cao hiệu quả phục hồi cho người bệnh. Phương pháp điều trị trầm cảm thường là kết hợp giữa việc dùng thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý.
Nguồn: VnEpress
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)