Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 47653 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Báo động tình trạng tự tử của giới trẻ (22/08/2019)
Hiện nay, một bộ phận giới trẻ có những suy nghĩ và biểu hiện lệch lạc với đạo lý, truyền thống của dân tộc. Khi vấp phải những khó khăn, bế tắc trong cuộc sống thường tìm đến cái chết để giải quyết vấn đề. Thế nhưng, các em vẫn chưa ý thức được rằng đằng sau việc làm đó của mình là nỗi đau của cha mẹ, người thân, là sự chê cười của mọi người xung quanh vì hành động dại dột. Và chỉ vì với suy nghĩ “thế giới sẽ tốt hơn nếu không có tôi” là các em đã mang tính mạng của mình ra để giải quyết mọi việc.
Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra những vụ thanh niên tự tử. Do gặp phải những khó khăn, bế tắc trong cuộc sống không biết giải quyết thế nào nhiều người trẻ đã tìm đến cái chết như một sự giải thoát.
Theo một nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1 công bố, trẻ ở lứa tuổi từ 14-15 tự tử rất cao, chiếm gần 66% số trường hợp. Trong đó, nữ nhiều hơn nam, chiếm gần 61%. Nguyên nhân tìm đến cái chết của trẻ chủ yếu là do xung đột gia đình, chiếm đến gần 88%. Còn theo kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 cũng đưa ra những con số đáng báo động: Gần 27% số người được hỏi rơi vào tình trạng rất buồn hoặc thấy mình là người không có ích đến nỗi không muốn hoạt động bình thường.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giới trẻ ngày càng tự tử nhiều là do mắc bệnh trầm cảm. Tuy đây là căn bệnh phổ biến nhưng hiện có rất ít người được phát hiện và điều trị theo đúng chuyên khoa. Nhiều bệnh nhân trầm cảm còn mặc cảm nên khi có biểu hiện bệnh, thay vì đến chuyên khoa tâm thần kiểm tra sức khỏe, họ lại đến khám tại các chuyên khoa khác. Thực tế này khiến cho phần lớn bệnh nhân trầm cảm thường chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị khiến hiệu quả điều trị hạn chế.
Thiết nghĩ, để trẻ sống có bản lĩnh và suy nghĩ tích cực trước những khó khăn, các bậc làm cha, mẹ, hay giáo viên phải giúp trẻ hoàn thiện con người xã hội. Làm sao đó để trẻ nhìn nhận, cảm nhận, lắng nghe được những cái hình ảnh thực tế càng theo hướng tích cực bao nhiêu càng giúp trẻ dần lớn lên, giúp trẻ phân tích làm thế nào là tốt. Quá trình dạy dỗ rất quan trọng từ nhỏ tại gia đình. Không cần nói trực tiếp với trẻ mà trẻ quan sát qua cách người lớn xử lý tình huống. Xã hội có quá nhiều thông tin tiêu cực đối với trẻ, tạo cho trẻ cảm xúc, cái nhìn, nhận định, phân tích đi theo hướng tiêu cực thì sẽ có những hành động tiêu cực và ngược lại. Vì thế, xã hội cần quan tâm tìm hiểu, tạo điều kiện tốt để con người xã hội trong trẻ hoàn thiện để trẻ có thể đương đầu, vượt qua được những khó khăn sẽ hạn chế được hành vi tiêu cực của trẻ.
Nguồn: PV tổng hợp từ báo An ninh Thủ đô
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)