Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 619
Tổng truy cập : 57,998

Văn hóa - Xã hội Nông thôn

Bảo tồn kiến trúc làng xã hài hoà trong đổi mới (08/04/2021)

             Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM, các làng quê trên địa bàn thành phố ngày càng “thay da, đổi thịt” theo hướng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, rộng khắp như hiện nay khiến không ít làng quê dần mất đi kiến trúc làng vốn là bản sắc văn hoá không thể trộn lẫn bao đời nay. Vui mừng trước sự đổi mới của làng quê nhưng không ít người mong ước, giá như kiến trúc làng quê được người dân và chính quyền địa phương quan tâm giữ gìn, phát huy để trong hiện đại có cổ kính, trong cái mới vẫn đậm chất làng quê Bắc Bộ.

Thực tế, tại các làng quê trên địa bàn thành phố, ngày càng nhiều nhà “ống” to, nhỏ chen nhau, lấn át những khoảng xanh, không gian sinh hoạt cộng đồng. Nhiều kiến trúc làng mất hẳn dấu vết so với mươi năm trước. Âu cũng là xu thế của đổi mới. Tuy nhiên đổi mới không có nghĩa là đánh mất tất cả.

Thành phố ngày càng phát triển, nhưng phát triển phải bền vững, hiện đại, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản. Vì vậy, kiến trúc làng quê Việt cũng là một trong những di sản văn hoá cần được bảo tồn, phát huy hài hoá trong sự đổi mới nông thôn hiện nay. Bởi ai cũng hiểu, bảo tồn những giá trị kiến trúc làng Việt chính là lưu giữa những hình ảnh quê hương thanh bình khi mỗi người nhớ về cội nguồn, quê quán.  Từ đó vẻ đẹp của quê hương sẽ in sâu trong trái tim mỗi người dù đi muôn nơi, là khởi nguồn tình yêu quê hương, làm động lực để mỗi người con phấn đấu xây dựng làng quê ngày càng giàu đẹp. Hiện, thành phố đẩy mạnh xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, các nhà văn hoá, kiến trúc và chính những người con trên mảnh đất nơi mình sinh sống nên góp tiếng nói, tham mưu cùng thành phố và các địa phương để giữ gìn, phát huy giá trị kiến trúc làng xã để phát triển hài hoà trong kiến trúc hiện đại. Đây là cơ sở để xây dựng những làng quê nông thôn mới thanh bình, xanh ngát, ấm áp và mang đặc trung văn hoá vùng miền Hải Phòng nói riêng và văn hoá Việt nói chung./.

Nguồn: Báo Hải Phòng