Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 2938 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Bất cập trong việc quản lý, mai táng tại các vùng quê (25/06/2018)
“Sinh - Lão - Bệnh - Tử” vốn là quy luật của tự nhiên. Con người khi chết được mai táng theo những phong tục, tập quán, nghi thức truyền thống riêng để tiễn đưa người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng và cũng là nghi lễ thể hiện tình cảm, lòng biết ơn của con cháu, cộng đồng xã hội đối với người quá cố. Tuy nhiên, vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách quản lý và an táng hiện nay chưa được quan tâm đúng mức.
Hiện nay, tại một số nơi đã bắt đầu tiếp cận với hình thức hỏa táng, nhưng địa táng vẫn là hình thức an táng phổ biến. Trung bình mỗi thôn, làng có ít nhất một nghĩa trang. Tuy nhiên, hầu hết các nghĩa trang đều chưa có quy hoạch hơp lý. Nghĩa trang không có tường rào bảo vệ, không có nhà quản trang, không có hệ thống thoát nước, đường đi thường rất khó khăn, khu hung táng lẫn lộn với khu cát táng. Đặc biệt, do sự phát triển nhanh của dân cư, nên rất nhiều nghĩa trang không có ranh giới phân định rõ ràng với khu dân cư. Tại một số địa phương, nghĩa trang nhân dân nằm sát cạnh khu dân cư gây mất mỹ quan và ảnh hưởng lớn đến vấn đề môi trường.
Việc quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý quỹ đất ở nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức; hiện tượng phân chia diện tích đất nghĩa trang theo từng gia đình, từng dòng họ diễn ra phổ biến; hiện tượng đầu tư xây cất lăng mộ không theo quy chuẩn. Khi đời sống kinh tế ngày càng phát triển, các gia đình đã quan tâm nhiều đến nơi chôn cất người quá cố, nhiều gia đình đã đầu tư xây cất phần mộ kiên cố, khang trang với đủ các loại kiến trúc, hình thù: mái cong, mái vòm, mái lượn, hoa văn, họa tiết, màu sắc với đủ loại vật liệu, bê tông, gạch, đá trị giá vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, việc xây cất cũng không có quy định hướng mộ, kích cỡ, vị trí, kiểu dáng mộ xây cũng như các vấn đề bố trí vị trí nghĩa trang, kiến trúc cảnh quan nghĩa trang; quy hoạch xây dựng nghĩa trang; xử lý ô nhiễm môi trường cho nghĩa trang...
Để giải bài toán về vấn đề nghĩa trang, trước mắt, cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền, sự phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Hội Người cao tuổi trong việc quản lý, sử dụng nghĩa trang; tổ chức rà soát, quản lý việc sử dụng nghĩa trang từ cấp huyện xuống cấp xã, thôn, làng một cách có hiệu quả; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, chỉnh trang các nghĩa trang sao cho phù hợp với quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, người dân cũng cần thực hiện việc hỏa táng, và chăm lo mộ phần cho người quá cố một cách khoa học, góp phần xây dựng đời sống văn minh ở thôn quê.
Nguồn: Báo Thanh Hóa
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)