Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 6140
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Bệnh Parkinson có thể bắt đầu từ ruột (06/05/2017)

Khoảng một nửa triệu người ở Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi bệnh Parkinson, chứng rối loạn thoái hóa thần kinh. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Neurology cho thấy ruột có thể đóng một vai trò trong bệnh và hơn nữa có thể là nơi bắt đầu bệnh Parkinson.

Tác giả nghiên cứu Bojing Liu của Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng bệnh Parkinson có thể bắt đầu từ trong ruột và đi đến não thông qua dây thần kinh phế vị. Dây số 10 - dây thần kinh phế vị - là dây thực vật phó giao cảm lớn nhất của cơ thể, chi phối vận động, cảm giác hầu hết các phủ tạng ở ngực và ổ bụng (tim, phổi, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục). Thoát qua hộp sọ, cặp dây số 10 xuống cổ, ngực và bụng. Đến ngực, chúng tách ra 2 nhánh quặt ngược lên vận động dây thanh âm. Khi bị tổn thương dây số 10, bệnh nhân hay bị sặc thức ăn lỏng, nghẹn thức ăn đặc, liệt dây quặt ngược sẽ nói giọng khàn. Nguyên nhân tổn thương: có thể do các phẫu thuật vùng cổ, ngực, do khối u trung thất.

Các nghiên cứu trước đây đã liên kết những cơ chế giữa ruột và dây thần kinh phế vị với bệnh Parkinson. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng bằng chứng thực nghiệm cho đến nay có rất ít và không nhất quán. Mục đích của các nhà nghiên cứu tìm kiếm trong nghiên cứu mới này là khi các nhánh của dây thần kinh phế vị bị cắt thông qua thủ thuật được gọi là phẫu thuật cắt thần kinh phế vị thì nguy cơ bệnh Parkinson giảm. Phẫu thuật cắt thần kinh phế vị thường được thực hiện để làm giảm bài tiết axit trong dạ dày để điều trị và phòng ngừa loét dạ dày.

Xem xét dữ liệu từ Sổ quốc gia Thụy Điển đã được sử dụng để nghiên cứu so sánh giữa 9,430 người bị dây thần kinh phế vị giữa những năm 1970 và 2010, với 377,200 người từ dân số nói chung. Họ được theo dõi trong khoảng thời gian 40 năm kể từ ngày tiến hành khám thai cho đến khi chẩn đoán bệnh Parkinson, tử vong, hoặc di cư ra khỏi Thụy Điển. Trong suốt quá trình nghiên cứu, 101 người (hoặc 1,07%) mắc bệnh dây thần kinh phế vị phát triển bệnh Parkinson, so với 4,829 bệnh nhân trong nhóm kiểm soát (hoặc 1,28 %).

Tuy nhiên, phẫu thuật cắt thần kinh phế vị thường có 2 hình thức: cắt thân thần kinh phế vị và cắt dây thần kinh chọn lọc, nhóm nghiên cứu đã so sánh trong phân tích và quan sát thấy nhóm bệnh nhân cắt thân dây thần kinh phế vị thì nguy cơ mắc bệnh Parkinson giảm đi. Thủ thuật cắt thân dây thần kinh phế vị là cắt bỏ toàn bộ thân của dây thần kinh phế vị, trong khi đó ở phẫu thuật dây thần kinh chọn lọc, chỉ có một số nhánh dây thần kinh bị cắt bỏ. Trong số những người cắt thân dây thần kinh phế vị và được theo dõi ít nhất 5 năm, thì 19 người trong số đó (0,78%) đã phát triển bệnh Parkinson, so với những người không phẫu thuật. Tổng cộng có 60 người (1,08%) được chọn lọn và theo dõi ít nhất 5 năm đã phát triển bệnh Parkinson.

Sau khi điều chỉnh các điều kiện như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tiểu đường, bệnh mạch máu, bệnh thấp khớp, và viêm khớp, Bojing Liu và nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những người cắt thân dây thần kinh phế vị ít nhất 5 năm trước khi theo dõi “ít có khả năng phát triển bệnh Parkinson (khoảng 40%) so với những người không phẫu thuật.

Bojing Liu cho biết: Cần có thêm nhiều nghiên cứu để kiểm chứng lý thuyết này và giúp chúng ta hiểu rõ vai trò của nó trong việc phát triển bệnh Parkinson. Bên cạnh đó nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như số lượng người tham gia nghiên cứu trong các nhóm nhất định vẫn còn ít. Ngoài ra, không thể được các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ bệnh Parkinson bao gồm di truyền, hút thuốc, hoặc uống cà phê trong nghiên cứu này.

Nguồn: vista.gov.vn