Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 12851 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
BioNTech khẳng định vaccine Pfizer/BioNTech hiệu quả với các biến thể (17/05/2021)
Thông báo của BioNTech nhấn mạnh hiện không có bằng chứng nào cho thấy hai hãng này cần điều chỉnh vaccine Pfizer/BioNTech để tăng hiệu quả phòng ngừa các biến thể mới đang lây lan.
Một cụ bà được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech tại Madrid, Tây Ban Nha ngày 27/12/2020.
Ngày 10/5, hãng dược phẩm BioNTech của Đức cho biết ở thời điểm hiện tại, vaccine phòng COVID-19 do hãng này cùng hãng dược Pfizer (Mỹ) phối hợp phát triển và bào chế không cần bất kỳ điều chỉnh nào để thích ứng với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Thông báo của BioNTech nhấn mạnh hiện không có bằng chứng nào cho thấy hai hãng này cần điều chỉnh vaccine Pfizer/BioNTech để tăng hiệu quả phòng ngừa các biến thể mới đang lây lan.
Tuy nhiên, hãng dược của Đức cũng nêu rõ hãng đã dự phòng các tình huống và từ tháng 3 vừa qua, các chuyên gia đã bắt đầu thử nghiệm "một phiên bản bổ sung chống lại biến thể mới đặc biệt" của vaccine Pfizer/BioNTech.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu, đánh giá về tác động của mũi vaccine thứ ba trong việc kéo dài khả năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể con người trước các biến thể mới.
Tháng 4 vừa qua, Giám đốc điều hành BioNTech Ugur Sahin khẳng vaccine Pfizer/BioNTech có hiệu quả với biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ.
Pfizer/BioNTech là vaccine đầu tiên được cấp phép sử dụng tại các nước phương Tây và đến nay đã được phân phối tại 90 quốc gia trên thế giới. Hãng này cũng kỳ vọng tăng sản lượng vaccine lên tới 3 tỷ liều đến cuối năm nay, cao hơn so với mức 2,5 tỷ liều đưa ra trước đó.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo biến thể B.1.617, được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ, đã xuất hiện tại ít nhất 17 quốc gia.
Tổ chức này đã đưa B.1.617 vào danh sách "biến thể đáng quan tâm". Tuy nhiên, bà Soumya Swaminathan, nhà khoa học hàng đầu của WHO, bày tỏ quan ngại về biến thể B.1.617 vì nó mang một số đột biến làm tăng khả năng lây nhiễm và cũng có khả năng "lẩn tránh" các kháng thể trong cơ thể con người./.
Nguồn: Thanh Hương/vietnamplus.vn
Ngày cập nhật: 10/5/2021
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)