Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 6272 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Bộ Y tế phê duyệt vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer (16/06/2021)
Giáo sư Tomoki Todo cho hay dược phẩm trên sử dụng virus Herpes đã được chỉnh sửa về gene để virus chỉ có thể nhân bản trong các tế bào ung thư và phá hủy chúng.
Giáo sư Tomoki Todo.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Giáo sư Tomoki Todo của Viện Khoa học Y học thuộc Đại học Tokyo, người đã bào chế thành công một loại dược phẩm sử dụng virus để tấn công các tế bào u não, cho biết liệu pháp này có thể áp dụng cho nhiều loại ung thư khác.
Trao đổi với các phóng viên, Giáo sư Todo cho hay dược phẩm trên sử dụng virus Herpes đã được chỉnh sửa về gene để virus chỉ có thể nhân bản trong các tế bào ung thư và phá hủy chúng.
Theo ông Todo, tỷ lệ sống sót của các bệnh nhân mắc bệnh u não ác tính nghiêm trọng trong vòng 1 năm sau khi sử dụng các liệu pháp tiêu chuẩn như phẫu thuật chỉ khoảng 15%.
Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân sống sót nhờ sử dụng loại dược phẩm trên trong cuộc thử nghiệm lâm sàng lên tới 92,3%.
Giáo sư Todo cho biết hiện ông đang hợp tác với một công ty dược phẩm và Chính phủ Nhật Bản để nghiên cứu liệu pháp mới này.
Ông muốn tiến hành các thử nghiệm lâm sàng đối với các bệnh nhân mắc nhiều loại ung thư khác nhau để thu thập dữ liệu.
Tháng trước, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã cấp phép lưu hành loại dược phẩm nêu trên trong thời gian có giới hạn sau khi sản phẩm này được xác nhận có tác dụng đối với các u não ác tính. Đây là dược phẩm đầu tiên thuộc loại này được cấp phép ở Nhật Bản./.
Nguồn: Đào Thanh Tùng/vietnamplus.vn
Ngày cập nhât: 11/6/2021
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)