Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 6522
Tổng truy cập : 57,998

Văn hóa - Xã hội Nông thôn

Bố mẹ cãi nhau ảnh hưởng đến con trẻ như thế nào? (15/06/2017)

         Trong xã hội hiện nay, dường như gia đình nào cũng sẽ trải qua những lúc buồn vui, lục đục với muôn vàn lý do như cơm áo gạo tiền, căng thẳng trong công việc… Trong gia đình, nếu cha mẹ biết tự điều chỉnh, kiềm chế, gia đình sẽ trong ấm ngoài êm. Ngược lại, sẽ luôn có các cuộc cãi vã  không có hồi kết thúc. Việc thường xuyên chứng kiến cha mẹ cãi nhau hoặc đánh nhau sẽ tác động không nhỏ tới sự phát triển tâm lý và sự hình thành nhân cách của trẻ trong tương lai.

Cha me đâu biết, ngay từ khi biết nói, trẻ đã có thể cảm nhận mọi thứ xung quanh. Nếu phải chứng kiến cha mẹ cãi nhau, trong lòng trẻ sẽ chất chứa ấn tượng không tốt, lâu dần hình thành sự phản kháng, nhất là ở tuổi dậy thì, khi trẻ biết khẳng định cái tôi và đòi hỏi sự tôn trọng của người lớn. Đã có những trẻ học hành sa sút, bị trầm cảm… bởi không thoát ra được cảm xúc căng thẳng, buồn chán, sợ hãi thường xuyên khi chứng kiến cảnh bất hoà của cha mẹ.

Gia đình nào cũng có những lúc buồn vui, lục đục với muôn vàn lý do: toan tính cơm áo gạo tiền, căng thẳng trong công việc. Tuy nhiên, giải quyết thế nào để không ảnh hưởng đến con cái là điều các bậc cha mẹ phải thật quan tâm. Nhiều người mặc dù con cái đề huề nhưng chỉ nghĩ đến bản thân, xung đột ngay trước mặt các con, còn cố ý bôi xấu “đối phương” để thoả mãn tự ái bản thân. Có người còn chọn hướng giải quyết xung đột một cách đầy sai lầm là kể con nghe mọi thói xấu của cha hoặc mẹ, với mong muốn con sẽ là “đồng minh” để chiến thắng người kia.

Cha mẹ phải làm gương cho con trẻ. Kể cả khi xảy ra mâu thuẫn, các bậc phụ huynh cũng phải có ý thức tôn trọng nhau và tôn trọng các thành viên trong nhà. Trẻ là thành viên trong gia đình nên cũng có nhu cầu được sống trong tổ ấm đúng nghĩa, không phải “trẻ con thì biết gì” như nhiều người lớn vẫn ngộ nhận. Mặt khác, cha mẹ cũng phải tự kiềm chế. Việc kìm nén cơn giận trước mặt các con phải được nghĩ đến đầu tiên khi có ý định “khẩu chiến”. Thay vì cãi nhau, các ông bố - bà mẹ nên tập cùng nhau thảo luận dựa trên sự tôn trọng, ngăn chặn nguy cơ căng thẳng. Nếu có lỡ không kiềm chế được thì phải làm cho con cái hiểu rằng, cha mẹ cãi nhau nhưng vẫn yêu thương con. Tránh có hành động hung hãn, thô bạo trước mặt trẻ, bởi tất cả những hành động ấy sẽ ở lại trong đầu và bé sẽ học theo. Quan trọng hơn cả, sau những cuộc cãi vã, cha mẹ phải làm sao để con không cảm thấy cô đơn, mất chỗ dựa. Cha mẹ cần sống tích cực và bao dung để con trẻ có một môi trường phát triển tốt nhất.

 

Nguồn: PV tổng hợp theo Báo Thanh niên