Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 16590
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Bong bóng vận chuyển thuốc giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt (24/03/2016)

Các nhà khoa học đến từ Đại học Georgia (UGA), Hoa Kỳ mới đây cho biết họ đã phát hiện ra một phương pháp đầy hứa hẹn nhằm vận chuyển thuốc vào cơ thể, giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở chuột bằng cách sử dụng một loại protein đặc biệt có khả năng ức chế phản ứng đáp ứng miễn dịch đối với các phân tử thúc đẩy quá trình hình thành mạch máu ở khối u. Các nhà khoa học khẳng định phương pháp mới có thể giúp làm chậm sự phát triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở chuột cũng như có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.

Protein kinase 21 (PAK-1) đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Nhóm nghiên cứu đã so sánh chức năng của loại protein đặc biệt này với một công tắc bật/tắt trong điều trị bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Trước đó, nhóm chuyên gia đã từng nghiên cứu phân tử IPA-3 có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, nghiên cứu không thành công do hoạt động trao đổi chất của cơ thể đã phá vỡ các phân tử trước khi chúng kịp thực hiện vai trò của mình.

Chính vì lẽ đó, Brian Cummings, giáo sư tại Trường Cao đẳng Dược, đã tạo một mạch máu nhân tạo có tác dụng bảo vệ phân tử IPA-3t, cho phép nó hoạt động hiệu quả trên protein PAK-1. Khi những phân tử được giải phóng sẽ mang theo những bong bóng nhỏ xíu bên trong.

Hình thức vận chuyển thuốc lý tưởng này còn được gọi là liposome. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: phương pháp tiêm IPA-3 vào trong tĩnh mạch có thể giúp làm chậm đáng kể sự tiến triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở chuột, đồng thời, nó tác động đến tế bào ung thư bằng cách tác động vào bề mặt tế bào ung thư các tín hiệu tự hủy diệt, tạo ra sự chết theo chu trình của tế bào (apoptosis) trong các tế bào ung thư. Quá trình apoptosis gây chết tế bào một cách “gọn gàng” mà không hề gây tổn hại tới các tế bào khỏe mạnh xung quanh.

"Trong thí nghiệm, ban đầu, chúng tôi tiến hành tiêm IPA-3 trực tiếp vào mạch máu, tuy nhiên, ngay sau đó, nó đã nhanh chóng bị hấp thụ vào máu, do đó, để tăng mức độ hiệu quả, chúng tôi đã phải thực hiện phương pháp này vào tất cả các ngày trong tuần", giáo sư Somanath Shenoy, Trường Cao đẳng Dược, đồng thời là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết. "Tuy nhiên, liposome được tạo ra bởi TS. Cummings lại giúp cho IPA-3 hoạt động ổn định hơn, cho phép rút ngắn thời gian điều trị xuống chỉ còn hai lần một tuần".

Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng: trong tương lai gần, kỹ thuật mới sẽ được phát triển hơn nữa và được ứng dụng hợp lý và hiệu quả trong điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở con người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa điều này, việc đầu tiên mà nhóm khoa học cần làm là nghiên cứu sâu hơn nữa về những tác dụng phụ mà phương pháp điều trị này mang lại.

Báo cáo về kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Nanomedicine.

Nguồn: vista.gov.vn (Theo Gizmag)