Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 42434 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Các làng khoa bảng nổi tiếng ở Hải Phòng (26/07/2016)
Xưa kia, những người dân quê lam lũ, quanh năm “chân lấm, tay bùn”, phần lớn thất học, lo kiếm đủ miếng cơm ăn, manh áo mặc đã khó, nói gì đến chuyện học hành. Mặc dù rất hiếm cơ may lọt vào “cửa Khổng, sân Trình” nhưng bù lại, ở các làng quê Hải Phòng thời nào cũng có người sáng dạ, trau dồi sự học để “thành danh, lập ngôn, lập công, lập đức”, đem tài năng thi thố với đời, chứ không chỉ mong vinh thân, phì gia.
Danh nhân văn hóa, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hiếu học là một truyền thống tốt đẹp của người Hải Phòng. Bởi thế, ngày nay đi khắp các quận, huyện, tới đâu chúng ta cũng đều bắt gặp đất khoa bảng, những làng văn hiến, những dòng họ hiếu học và người hiền tài ham học hỏi.
Ông Ngô Đăng Lợi, nguyên Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Hải Phòng cho biết: Cả nước Nam ta chỉ có 37 huyện có người đỗ Trạng, riêng Hải Phòng đã chiếm tới 3 huyện, rất đáng tự hào. Cũng theo nhà sử học Ngô Đăng Lợi thì ngay khoa thi tiến sĩ đầu tiên của nước ta, Hải Phòng đã có Cao Toàn, người huyện An Lão (nay là Phù Liễn - Kiến An) thi đỗ, được vua Trần Thái Tông gả công chúa Chiêu Hoa. Ông trở thành tiến sĩ khai khoa của đất Cảng Hải Phòng.
Xưa kia, nhiều khi làng xã chỉ có một người đỗ đạt, một nhà thơ, nhà văn, người chép sử, triết gia... có tiếng là đã được coi như có truyền thống văn chương như: làng Trung Am (Vĩnh Bảo) với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, làng Thanh Lãng (Thủy Nguyên) với Trạng nguyên Lê Ích Mộc, làng Hạnh Thị (An Lão) với Hoàng giáp Lê Khắc Cần, làng An Tử Hạ (Tiên Lãng) với quan Nghè Nhữ Văn Lan (ông ngoại Trạng Trình), làng Hà Dương (Vĩnh Bảo) với tiến sĩ Dương Đức Nhan (bố vợ Trạng Trình), làng Khinh Dao (An Dương) với quan Nghè - Thượng thư Bộ Binh Phạm Đình Trọng, làng Dương Quan (Thuỷ Nguyên) với tiến sĩ Tô Kim Bảng, làng Hội Am (Vĩnh Bảo) với Bảng nhãn Đào Công Chính, làng Cổ Am với nhà văn Khái Hưng, Trần Tiêu... đã làm rạng danh cho quê hương, đất nước.
Tìm hiểu về hành trạng các nhà khoa bảng Hải Phòng mới thấy, ở họ đều có những nét chung là thường xuất thân từ tầng lớp bình dân nghèo khổ, nhờ có trí, qua học hành thành đạt; đến khi thi đỗ ra làm quan, hưởng giàu sang phú quý, nhưng không bao giờ quên những tháng ngày gian khó với sự cưu mang, đùm bọc của gia đình, họ mạc, thôn xóm; suốt đời họ mang nghĩa nặng tình sâu với quê hương xứ sở.
Làng Lê Xá (Tú Sơn - Kiến Thuỵ) là địa phương có nhiều khoa bảng nhất của Hải Phòng. Trong khoảng gần 70 năm (từ năm 1469 đến 1538), làng này có tới 7 người đỗ đại khoa là Nguyễn Nhân Khiêm, Bùi Phổ (đỗ Hoàng giáp), Trần Bá Lương, Phạm Gia Mô, Lê Thời Bật, Hoàng Thuyên và Nguyễn Huệ Trạch. Từ bao đời nay, họ trở thành niềm tự hào của các dòng họ, xóm thôn và quê hương Lê Xá.
Ngay như những làng diêm - chài xa xôi hẻo lánh, quanh năm lo ra khơi vào lộng đánh cá, làm muối mưu sinh, vậy mà các làng Hoàng Châu, Đôn Lương (đảo Cát Hải) có nhiều người thông minh, sáng dạ vượt lên gian khó đã tô đậm truyền thống đất Nghiêu Phong khoa bảng.
Các làng văn hiến ở Hải Phòng vẫn đang là những ngọn tuệ đăng rọi tới ngày nay
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)