Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 44769 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Các nhà khoa học Italy tìm ra cơ chế di căn ở bệnh ung thư vú (06/09/2014)
Phóng viên thường trú tại Rome dẫn nguồn tạp chí y tế Nghiên cứu Ung thư ngày 2/9 cho biết, các nhà nghiên cứu Italy tại Viện nghiên cứu Ung thư quốc gia ở Milan đã xác định được cơ chế dẫn đến việc di căn trong căn bệnh ung thư vú.
Theo các nhà khoa học, cơ chế này là yếu tố quan trọng mang tính sống còn để hiểu được tại sao căn bệnh ung thư lại lan rộng trong cơ thể. Từ đó, sẽ xác định được hướng nghiên cứu phác đồ điều trị hiệu quả.
Ảnh minh họa: ansa.it
Một cách khái quát, cơ chế này dựa trên một loại protein được gọi là ostéopontin, thường có chức năng quy định tiến trình liên quan đến sự tồn tại của tế bào. Tuy nhiên, loại protein này lại có một chức năng "đúp" được phát hiện trong một khối u.
Các nhà khoa học kết luận rằng, khi ostéopontin được một tế bào ung thư sinh ra, nhưng chính nó lại là nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại của tế bào ung thư trong một môi trường "thù địch".
Đặc biệt, nếu được các tế bào ung thư đang trong giai đoạn di căn hoặc lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể thì ostéopontin có vai trò như một "lính bảo vệ" để bảo vệ quá trình di căn trước hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Nghiên cứu nêu trên đã được thử nghiệm trên động vật và sau đó là với các bệnh nhân tình nguyện đang bị bệnh ung thư vú di căn đến phổi.
Đại diện nhóm nghiên cứu từ Milan cho biết rằng khám phá này sẽ cho phép phát triển các loại thuốc mới nhằm chống lại các phản ứng của ostéopontin trong quá trình di căn.
Số liệu thống kê y tế cho thấy, ung thư vú là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ với tỷ lệ 89 ca mắc bệnh trên 100.000 người; trong đó, từ 5% đến 10% số ca bệnh có yếu tố di truyền.
Nguồn: vnanet.vn/vietnamplus.vn
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)