Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 27580 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Các nhà khoa học chế tạo hạt mang theo thuốc điều trị ung thư (05/08/2016)
Các nhà khoa học thuộc Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva (MGU) và Viện Công nghệ Photon Jena của Đức đã chế tạo ra hạt nano silicon siêu nhỏ có chứa thuốc, để thâm nhập và tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm tổn thương cơ thể người bệnh.
Hạt nano phân hủy khá nhanh và sau 2 tuần đã biến mất hoàn toàn.
Nhà khoa học Lyudmila Osminkina thuộc MGU cho biết các hạt nano thông thường cũng có khả năng mang thuốc đến vị trí cần thiết để chữa trị ung thư hay các bệnh khác, nhưng sau một vài tháng, chúng sẽ bắt đầu làm tổn thương gan, thận, phổi và não của bệnh nhân do không tự đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nhóm nhà khoa học MGU và Viện Photon Jena của Đức đã sử dụng phương pháp quang phổ Raman để theo dõi sự di chuyển của các hạt nano qua các mô trong cơ thể nhằm phát hiện những hạt nano có khả năng đào thải nhanh hơn và hầu như không gây hại cho cơ thể.
Kết quả theo dõi hạt nano silicon di chuyển trong mô các tế bào ung thư vú cho thấy 9 giờ sau khi tiêm thuốc, các hạt nano bắt đầu phân hủy khá nhanh và sau 2 tuần đã biến mất hoàn toàn.
Qua đó các nhà khoa học rút ra kết luận phương pháp tốt nhất là "đóng gói" các loại thuốc chống ung thư và các loại thuốc khác bên trong hạt nano silicon làm bằng sợi dây nano silicon. Hạt nano này có đủ sức đưa thuốc vào các khối u, đồng thời phân hủy nhanh chóng thành acid silicic và một số phân tử khác, mà không gây các tác dụng phụ nguy hiểm như thường xảy ra với những liệu pháp tương tự.
Nguồn: khoahoc.tv (Theo TTXVN/Vietnam+)
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)