Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 2183 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Các nhà khoa học phát hiện ra tế bào phòng chống ung thư vú (21/08/2018)
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Johns Hopkins đã chứng minh được rằng trong mô chuột nuôi cấy tại phòng thí nghiệm có lớp tế bào bao quanh các ống dẫn sữa vươn ra kéo các tế bào ung thư để ngăn chặn tình trạng tế bào ác tính di căn khắp cơ thể. Phát hiện nghiên cứu cho thấy lớp tế bào này được gọi là myoepithelium, không phải là một rào cản ổn định đối với hiện tượng ung thư xâm lấn như các nhà khoa học trước đây đã từng nghĩ, mà là một biện pháp phòng vệ tích cực chống ung thư vú di căn. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Cell Biology.
Tiến sĩ Andrew Ewald, giáo sư sinh học tế bào tại Trường Y trực thuộc Đại học Johns Hopkins và một trong các tác giả nghiên cứu cho biết: “Hiểu được về các tế bào ung thư có thể giúp chúng ta phát triển những phương pháp dự báo nguy cơ ung thư di căn cho mỗi người bệnh”.
Hầu hết các khối u vú khởi phát từ các tế bào nằm trong ống dẫn sữa. Các tế bào này lần lượt được bao quanh bởi các tế bào myoepithelial, cùng phối hợp hoạt động để co lại và đẩy sữa qua ống dẫn khi chuột con bú mẹ.
Lớp myoepithelial này được sử dụng về mặt lâm sàng để phân biệt giữa ung thư vú tại chỗ với ung thư xâm lấn ở người. Khi các tế bào ung thư vú chọc thủng lớp myoepithelial, được gọi là ung thư biểu mô xâm lấn, có liên quan đến tỷ lệ tái phát cao và nhu cầu điều trị tích cực.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã biến đổi các tế bào được lấy từ lớp lót của ống dẫn sữa ở chuột để tạo ra protein Twist1, hoạt động bằng cách thay đổi biểu hiện gen và có liên quan đến ung thư di căn ở nhiều loại khối u. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy khi tế bào Twist 1 làm thủng lớp myoepithelial, tế bào myoepithelial đã kéo thành công các tế bào “lạc lối” trở lại ống dẫn sữa mà chỉ mất 92% thời gian thông qua 114 quan trắc.
Để xác nhận các phát hiện này là những hành vi tích cực, nhóm nghiên cứu đã thay đổi hai đặc điểm chính của các tế bào myoepithelial, đó là khả năng co lại và tỷ lệ tế bào myoepithelial so với các tế bào xâm lấn.
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã biến đổi gen của tế bào myoepithelial ở chuột để khai thác hết actin cơ trơn của chúng, một loại protein cho phép tế bào co lại. Trong điều kiện đó, số lượng tế bào xâm lấn thoát ra xuyên qua lớp myoepithelial, tăng gấp ba lần so với các tế bào điều khiển (kiểm soát) bằng myoepithelium bình thường.
Tương tự như vậy, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng giảm tỷ lệ tế bào myoepithelial so với (trên) các tế bào xâm lấn làm tăng số lượng tế bào ung thư thoát ra ngoài. Chỉ cần bổ sung hai tế bào myoepithelial cho mỗi tế bào xâm lấn, tỷ lệ thất thoát giảm bốn lần so với sự lây lan của các tế bào xâm lấn khi không có hàng rào bảo vệ.
TS. Eliah Shamir, nghiên cứu sinh về bệnh lý phẫu thuật tại trường Đại học California cho rằng: “Đây là điều này rất quan trọng cần biết vì nó cho thấy cả sự hoàn chỉnh của myoepithelium và biểu hiện gen trong các tế bào myoepithelial là rất quan trọng trong việc dự đoán hành vi của các khối u vú ở người. Ở những nơi có lớp này mỏng đi hoặc bị cong là cơ hội cho các tế bào ung thư ‘trốn thoát’”.
Trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ xem xét các cơ chế tế bào thúc đẩy lớp myoepithelial phản ứng một cách chủ động và yếu tố khiến cho lớp myoepithelial bị lỗi trong quá trình xâm lấn.
Nguồn: N.T.T (NASATI)/www.vista.gov.vn
Cập nhật: 14/8/2018
- Tín hiệu tốt từ các bệnh nhân đầu tiên thử nghiệm thuốc chữa ung thư của Mỹ tại Việt... (12/05/2025)
- Người trung niên vòng bụng nhỏ ít bị giảm trí nhớ hơn (05/05/2025)
- Hiến máu mang lại lợi ích sức khỏe bất ngờ (29/04/2025)
- Suy giảm nồng độ gen TDP-43 có thể góp phần gây ra các bệnh thoái hóa thần kinh như... (21/04/2025)
- Hệ thống insulin tự động hiệu quả cho người lớn tuổi tiểu đường tuýp 1 (16/04/2025)
- Dây thần kinh nhân tạo tích hợp transistor hữu cơ (08/04/2025)