Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 6036
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Các nhà khoa học phát triển cảm biến nhồi máu cơ tim (21/09/2016)

Sự cộng tác quốc tế của các nhà khoa học đã giúp phát triển được một cảm biến điện nhỏ có tiềm năng có thể cải thiện tỷ lệ sống của bệnh nhân bằng cách thông báo với bác sĩ bất kỳ lúc nào một người đã có cơn đau tim.

Bệnh tim mạch chiếm khoảng 30% các ca tử vong của người lớn trong độ tuổi 30-70, nhiều hơn số người chết gộp lại từ tất cả các loại ung thư.

Vì vậy, khả năng chẩn đoán bệnh tim mạch là mối quan tâm lớn nhất đối với các bác sĩ.

Tiến sĩ David J Lewis, đến từ Trường Vật liệu Manchester, đã làm việc với các đồng nghiệp và một nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Nano (INST) của Ấn Độ từ năm 2014 để phát triển một cảm biến kích thước nano làm từ ‘phốt pho đen lớp mỏng’, một loại vật liệu 2D mới, được bọc trong ADN.

Công trình này là ví dụ đầu tiên về việc phốt pho đen lớp mỏng 2D được sử dụng làm nền tảng cảm biến sinh học. Thử nghiệm này cuối cùng có thể được sử dụng ở bên giường bệnh nhân, và không đòi hỏi phải sử dụng các phòng thí nghiệm tập trung có thể làm chậm chẩn đoán.

Tiến sĩ Lewis cho biết: "Tôi đã sử dụng tất cả các kỹ năng của tôi và các lĩnh vực quan tâm mà tôi đã phát triển cho đến nay trong sự nghiệp của mình - công nghệ nano và khoa học vật liệu, và các ứng dụng sinh học của chúng. Cha tôi đã trải qua cơn bệnh tim vào cuối năm 2013 và đang được phục hồi kể từ đó, và tôi đã mất những người bạn tốt do bệnh tim, vì vậy tôi biết rất rõ sự tàn phá mà nó có thể mang đến cho các cá nhân và gia đình. Thực tế là kỹ thuật mới có khả năng có tác động xã hội và có khả năng cải thiện sự sống và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau một cơn đau tim”.

Nguồn: vista.gov.vn