Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 48291 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Cảnh giác với trào lưu Momo ở giới trẻ (10/12/2020)
Vừa qua trên các phương tiện truyền thông đại chúng có đưa tin cháu bé thích nghịch các trò chơi theo trên mạng, khi gia đình phát hiện cháu trong tình trạng treo lơ lửng ở sát tường, cổ quấn áo thun màu xanh dương đang mặc trên người, cổ áo móc trên móc treo quần áo trong nhà vệ sinh.Trước đó, một bé gái 5 tuổi đã mất mạng sau khi xem và làm theo video hướng dẫn trò “thắt cổ nhưng vẫn thở được” trên Youtube xảy ra mới đây tại TP.HCM.
Trên mạng xã hội đang xôn xao trào lưu thử thách Momo, dù chưa chứng minh được thử thách này là thật hay là hệ quả của truyền thông mạng xã hội, nhưng cũng khiến phụ huynh khắp thế giới trong đó có Việt Nam cảnh giác. Cụ thể, Momo là một nhân vật không có thật đầu người mình chim, xuất hiện trong các đoạn video clip trên youtube. Nhân vật này hướng dẫn, ép buộc và đưa ra các thử thách cho trẻ em, trong đó có những thử thách tự làm hại bản thân.
Những hình ảnh ghê rợn trong video Momo này giống như một lời thách thức đối với người xem, nó thu hút, thôi thúc người chơi có thể dẫn tới trầm cảm hoặc nguy hiểm hơn là nung nấu ý định tự làm hại chính mình.
Sự nguy hiểm của Momo challenge khiến các bậc phụ huynh phải lên tiếng khi lo lắng cho sự an toàn của trẻ nhỏ bởi em các em chưa thể nhận thức được sự nguy hiểm mà vẫn chỉ nghĩ đây là một trò giải trí bình thường, nhất là trong thời buổi hiện nay, việc trẻ em sử dụng điện thoại hay máy tính để giải trí đang chiếm số lượng rất lớn.
Trong môi trường công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, đặc biệt khi mà lượng người dùng trẻ ở lứa tuổi vị thành niên đang chiếm số lượng lớn thì mối lo về những hệ lụy xấu là điều có thể nhìn thấy trước bởi trẻ vị thành niên, rất dễ bị tác động, thậm chí bị ám ảnh khi xem các hình ảnh, clip ghê rợn.
Nhận định trước sự phát triển phức tạp của trào lưu "”hử thách cùng Momo”, các chuyên gia công nghệ đưa ra khuyến cáo tới các bậc phụ huynh cần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng mạng xã hội cũng như các kênh giải trí trên internet của con trẻ. Mọi thông tin trẻ truy cập trên internet cha mẹ bắt buộc phải nắm biết. Hãy cho trẻ biết không ai có quyền yêu cầu chúng phải làm những điều mà chúng không muốn. Cài đặt và sử dụng các ứng dụng giám sát trẻ em trên smartphone và máy tính để giữ an toàn cho trẻ.
Trong trường hợp phát hiện ra những đoạn clip có nội dung bạo lực, hướng dẫn tự sát, người dân có thể phản ánh đến Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ TT&TT) thông qua đường dây nóng: 0899.888.222 và 0896.888.222. Ngoài ra, người dân cũng nên cung cấp thêm tên và số điện thoại khi gửi tin nhắn để Cục tiện liên hệ lại khi cần. Các thông tin cá nhân sẽ được bảo mật./.
Nguồn: PV tổng hợp
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)