Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 903
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Cấy ghép thực quản nuôi cấy tại phòng thí nghiệm trên chuột (01/11/2018)

Các nhà khoa học ở Anh đã nuối cấy thực quản sinh học và cấy ghép thành công trên chuột. Công trình nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Nature Communications.

 

 

Thực quản được tạo ra trong phòng thí nghiệm có khả năng co thắt cơ.

 

Các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu cuối cùng có thể dẫn đến các thử nghiệm lâm sàng cho ống thực quản được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cho trẻ sinh ra nhưng bị khiếm khuyết do một phần thực quản bị tổn thương hoặc bị thiếu.

 

Thực quản là cơ quan phức tạp đa lớp, bao gồm nhiều loại mô hoạt động như ống dẫn thức ăn và chất lỏng từ miệng đến dạ dày. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng thực quản của chuột bị tách bỏ các tế bào chỉ còn lại khung collagen. Các nhà khoa học đã cho cơ giai đoạn đầu và mô liên kết lấy từ chuột và người cùng với các tế bào sơ khai của chuột phát triển trên khung collegen để tạo thành lớp lót bên trong cơ quan này. Sử dụng các tế bào gốc từ các loài khác nhau cho phép các nhà nghiên cứu phân biệt giữa nguồn gốc của từng loại mô được phát triển. Phần thực quản dài 2cm được cấy ghép vào bụng của chuột.

 

Tiến sĩ Paola Bonfanti, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Francis Crick cho rằng: "Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy mô biến đổi có cả cấu trúc và chức năng của thực quản khỏe mạnh và kết nối với các mạch máu gần đó trong vòng một tuần sau khi thực hiện cấy ghép".

 

Các phần của thực quản có khả năng co cơ, thao tác cần để đẩy thức ăn xuống dạ dày. Khoảng một trong số 3.000 trẻ sơ sinh chào đời gặp vấn đề bất thường về thực quản, thường liên quan đến khiếm khuyết giữa phần trên và phần dưới hoặc phần không kết nối với dạ dày.

 

GS. Paolo De Coppi, đồng tác giả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu sức khỏe trẻ em (ICH) cho rằng: “Đây là một bước tiến quan trọng đối với y học tái tạo, đưa chúng ta gần hơn với việc điều trị tổn thương và tránh tình trạng đào thải các cơ quan và mô cấy ghép".

 

Cần có vài năm nghiên cứu trước khi kết quả nghiên cứu sẵn sàng cho thử nghiệm lâm sàng, bao gồm nhiều thử nghiệm trên động vật có vú. Mục đích cuối cùng là tạo ra các cơ quan sinh học từ thực quản lợn, được tiêm các tế bào gốc của bệnh nhân để giảm thiểu nguy cơ đào thảo mô cấy.

 

Nguồn: N.T.T (NASATI)/www.vista.gov.vn

Cập nhật: 24/10/2018