Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1824
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Chất keo tiết ra từ con trai có thể giảm sẹo trên da (27/05/2017)

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học khoa học và công nghệ Pohang Hàn Quốc đã phát triển được một ứng dụng mới nhằm giảm sẹo trên da do chấn thương gây ra. Trong báo cáo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Biomaterials, các nhà khoa học đã mô tả việc tạo ra một chất giống như keo và phương thức hoạt động của chất keo này trên chuột.

 

Sẹo xuất hiện sau tai nạn hoặc phẫu thuật trông vừa khó coi và vừa khó chịu. Vì lý do đó, các nhà khoa học đã tìm cách để ngăn chặn sự hình thành của sẹo. Nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng sẹo tạo thành vì da không có khả năng dệt các sợi collagen trong một mô hình khung mở rộng trên da do vết cắt hoặc vết rách. Một chất đã được chứng minh có hiệu quả làm giảm sẹo là decorin, loại protein do da sản sinh một cách tự nhiên. Nhưng cho đến nay, rất khó tổng hợp decorin trong phòng thí nghiệm, do đó, decorin thường không được sử dụng phổ biến. Trong nỗ lực mới, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học khoa học và công nghệ Pohang đã tạo ra được một phiên bản decorin đơn giản và kết hợp nó với các thành phần khác để sản xuất chất keo có khả năng lấp đầy khoảng trống trên vùng da tổn thương.

Chất keo được tạo thành thông qua việc trộn loại decorin đơn giản với một phân tử liên kết collagen và sau đó làm cho nó có khả năng kết dính bằng cách trộn với một chất do con trai tiết ra. Kết quả cho ra đời một chất keo có thể dùng trực tiếp cho vết thương.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm chất keo bằng cách cắt da của một vài con chuột và bôi chất keo lên vùng tổn thương. Sau đó, các nhà khoa học đã phủ lên vùng tổn thương một màng chất dẻo trong suốt. Để so sánh, nhóm nghiên cứu đã làm tương tự với một nhóm chuột khác bằng cách phủ lên vết thương màng dẻo cùng loại nhưng không có keo. Sau đó, họ đã chụp ảnh các vết thương và so sánh giữa 2 nhóm chuột. Kết quả cho thấy vào ngày thứ 11, 99% vết thương của chuột được xử lý bằng keo đã khép lại, trong khi ở vết thương của chuột không được xử lý bằng keo, tỷ lệ này chỉ là 78%. Vào ngày thứ 28, tất cả các vết thương ở cả hai nhóm chuột đã lành lại, nhưng nhóm chuột được xử lý bằng keo ít tạo thành sẹo hơn nhóm chuột còn lại.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng da chuột khác da người, nên chưa xác định được phương thức hoạt động của chất keo này trên người. Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ kiểm tra chất keo mới trên lợn có làn da giống da người hơn.

 

Nguồn: vista.gov.vn