Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 7077
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Chiến lược mới ngăn ngừa sự phát triển của ung thư gan (29/11/2017)

Trong số các bệnh ung thư thì ung thư gan nguyên phát hiện là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trên toàn thế giới và tỷ lệ người dân Hoa Kỳ chết vì căn bệnh này đang gia tăng nhanh chóng. Vào giai đoạn cuối của bệnh, không có liệu pháp hoặc thuốc điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, một phát hiện bất ngờ của nhóm nghiên cứu tại trường Đại học California có thể mở đường cho việc phát triển một chiến lược mới ngăn ngừa ung thư gan.

 

Trong khi nghiên cứu các cơ chế gây bệnh ung thư gan, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ARN sợi đôi tổng hợp phổ biến (dsRNA) làm tăng mạnh các chức năng miễn dịch chống khối u bẩm sinh. DsRNA có tiềm năng được sử dụng làm vắc xin phòng ngừa ung thư cho những người có nguy cơ cao bị ung thư gan.

Gen-Sheng Feng, Giáo sư bệnh học và sinh học phân tử và là tác giả chính của nghiên cứu cho rằng: "Gan có khả năng miễn dịch đặc biệt, đó là lý do tại sao các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm cả liệu pháp miễn dịch, ít có tác dụng lâu dài đến ung thư gan. Ban đầu, chúng tôi đã tiến hành loại bỏ gen để nghiên cứu cách nhiều loại tế bào khác nhau liên lạc trong gan nhằm thúc đẩy hoặc ngăn chặn sự phát triển của ung thư khi chúng tôi phát hiện thấy ARN sợi kép tổng hợp ngăn ngừa ung thư gan khởi phát bằng cách khai thác hệ miễn dịch bẩm sinh của cơ thể”.

Trong các phát hiện này, nhóm nghiên cứu đã mô tả phương thức axit polyinosinic-polycytidylic dsDSR (pIC) ngăn ngừa ung thư gan nguyên phát ở các mô hình chuột khi pIC được tiêm vào khoang trong cơ thể (khoang chứa đầy dịch lỏng hình thành từ trong trung phôi bì) ở giai đoạn tiền ung thư. Ung thư gan nguyên phát diễn ra trong gan; ung thư gan di căn bắt đầu ở những bộ phận khác trong cơ thể và lan sang gan.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hình thành khối u đã được ngăn chặn bởi thao tác tái lập trình đại thực bào (tế bào miễn dịch chuyên biệt tiêu diệt các tế bào mục tiêu) và kích hoạt các tế bào tiêu diệt tự nhiên và các tế bào đuôi để trực tiếp diệt các tế bào ung thư hoặc tăng khả năng miễn dịch đáp ứng.

Các mô hình chuột có khối u hình thành do ảnh hưởng của hóa chất gây ung thư hoặc bệnh gan nhiễm mỡ, đã được tiêm pIC ở nhiều giai đoạn khác nhau. Khối u đã được ức chế thành công ở tất cả các mô hình chuột được cung cấp dsRNA trước khi khối u hình thành. Khối u giảm mạnh cả về số lượng lẫn kích thước sau khi chuột tiêm pIC được 1 tháng. Đến tháng thứ 3, tác động đã giảm nhưng vẫn lớn. Vào tháng thứ 5, khi khối u đã bắt đầu hình thành, tác dụng ức chế ít được quan sát thấy khi so sánh với các nhóm đối chứng.

Theo GS. Feng, các nghiên cứu trong tương lai sẽ xem xét liều lượng và xác định thời gian pIC được sử dụng như một loại văcxin. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu sẽ đánh giá kết quả sử dụng pIC kết hợp với các thuốc khác để ngăn chặn sự phát triển khối u khi ung thư khởi phát.

Nguồn: NASATI