Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 70793 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Chile phát hiện kháng thể ''mạnh'' giúp chống lại COVID-19 (17/06/2020)
Theo bác sỹ Alejandro Rojas, trưởng phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học y tế tại Đại học Austral (Chile), kháng thể này giúp ngăn chặn virus sao chép một cách hiệu quả.
Bác sỹ Alejandro Rojas và một con lạc đà không bướu.
Ngày 12/6, các nhà nghiên cứu Chile đã công bố phát hiện kháng thể “mạnh nhất thế giới” do một loại lạc đà không bướu sản sinh ra có khả năng chống lại virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, giúp tạo ra một loại ống hít qua đường mũi dùng để trung hòa loại virus này trong cơ thể người.
Theo bác sỹ Alejandro Rojas, trưởng phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học y tế tại Đại học Austral (Chile), kháng thể này giúp ngăn chặn virus sao chép một cách hiệu quả.
Kháng thể sẽ đối mặt với virus mà không loại bỏ chúng hoàn toàn và những người được điều trị có thể tạo ra nhiều kháng thể hơn về lâu dài trong khả năng miễn dịch của họ.
Sau khi phân lập thành công kháng thể từ loài lạc đà không bướu, các nhà nghiên cứu tại Đại học Austral phải đối mặt với thách thức trong việc chứng minh khả năng ngăn chặn virus SARS-CoV-2 của loại kháng thể này.
Nếu thành công, các chuyên gia sẽ xem xét việc tạo ra một công cụ, cho phép kháng thể bám vào một phần của virus SARS-CoV-2 và ngăn chặn sự xâm nhập của nó vào tế bào.
Bác sỹ Rojas cho biết chi phí để thử nghiệm kháng thể mới có thể lên đến 2 triệu USD và nhấn mạnh rằng đây là "một vấn đề có tầm quan trọng toàn cầu"./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Ngày cập nhật: 13/06/2020
https://www.vietnamplus.vn/chile-phat-hien-khang-the-manh-giup-chong-lai-covid19/645448.vnp
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)