Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 19093
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học và đời sống

Chủ động phòng bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn (26/03/2019)

 

            Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn có ở nhiều nơi trên thế giới. Việc mắc bệnh liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh, thành phố. Theo số liệu được báo cáo của các cơ sở điều trị đến nay, có ít nhất 55 tỉnh, thành phố có trường hợp bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn.

Sán dây lây lan từ động vật sang người bằng cách nào?

Theo bà Lê Minh Hà, chuyên gia về ký sinh trùng học thú y, từ Hà Nội bệnh sán dây lợn có thể lây sang người qua hai đường:

- Thứ nhất là, do bệnh nhân ăn phải thịt lợn gạo, là thịt có nang sán dây trông như hạt gạo nằm giữa các thớ cơ đùi, cơ lưỡi, cơ tim, cơ hàm, mà chưa nấu chín kỹ.

- Thứ hai là, ăn phải rau xanh có nhiễm các đốt sán già (ở Việt Nam còn được gọi là sán xơ mít) thải ra cùng phân của người bị bệnh.

Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun, nấu ở nhiệt độ 75oC trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.

Triệu chứng người mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn:

- Đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài…

- Nếu bệnh xuất hiện ở da, sẽ có các nang nhỏ bằng hạt đỗ đường kính khoảng từ 5 - 10mm, đôi khi lớn hơn, thường nổi ở mặt trong cánh tay nhưng có thể nổi ở bất kỳ vị trí nào và có tính cách đối xứng.

- Nếu bệnh xuất hiện ở não, được biểu hiện như u trong não gây nên nhiều triệu chứng như động kinh, rối loạn vận động, rối loạn tâm thần, có thể bị liệt, thậm chí đột tử.

- Ở mắt, ấu trùng có thể nằm trong hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thuỷ tinh thể, tiền phòng gây giảm thị lực hoặc bị mù tuỳ theo vị trí của ấu trùng trong mắt. Nếu nang ấu trùng ở cơ tim sẽ gây nên tim đập nhanh, rối loạn nhịp, có thể bị ngất.

Làm gì để phòng bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn?

- Thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.

- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Báo Nhân dân