Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 13801 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Cơ chế tiêu hủy vi khuẩn biến đổi gen gây hại (04/01/2016)
Các nhà nghiên cứu tại Viện MIT Hoa Kỳ vừa tạo ra 2 cơ chế dự phòng đối với những loại vi khuẩn biến đổi gen với mục tiêu ngăn chúng phát tán và nảy nở bên ngoài môi trường phòng thí nghiệm, mà không cần can thiệp hóa chất. Phương pháp này sẽ khiến vi khuẩn đã qua xử lý trở nên an toàn hơn. Thành công này có thể giúp các nhà nghiên cứu yên tâm hơn, nếu việc chế tạo vi khuẩn để phục vụ mục đích tốt nhưng bất ngờ nó phát tán ra ngoài môi trường và trở thành những mối đe dọa nguy hiểm.
Hiện nay vi khuẩn được biến đổi gen có thể được dùng cho nhiều mục đích từ giám sát chất độc trong nước cho đến di chuyển xung quanh cơ thể con người để phân tích và điều trị các bệnh lây nhiễm. Tuy nhiên, trước khi được sử dụng rộng rãi thì về cơ bản chúng ta cần những phương pháp để vô hiệu hóa vi khuẩn nếu chúng có dấu hiệu hoạt động sai lệch mục đích.
Các nhà nghiên cứu tại MIT đang tìm câu trả lời cho vấn đề này với 2 giải pháp mới có thể giết chết vi khuẩn, nhờ giải pháp "một loại mạch điện độc lập" tích hợp nó lên nhiều thực thể hữu cơ khác nhau mà không cần điều chỉnh nhiều đến bộ gen của vật chủ. Giải pháp đầu tiên có tên gọi công tắc tiêu hủy deadman, cơ chế hoạt động của công tắc là nó có thể chuyển đổi giữa 2 trạng thái, bật tắt 1 hoặc 2 gen. Khi một phân tử hóa học nhất định xuất hiện, công tắc sẽ giữ nguyên trạng thái an toàn nhưng một khi phân tử hóa học bất ngờ mất đi, công tay thay đổi kích hoạt một gen thứ 2 có thể giải phóng các chất độc để nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn. Giải pháp thứ 2 được gọi là công tắc passcode, thay vì cần đến một yếu tố hóa học xuất hiện để chuyển đổi trạng thái, thì nó cần một sự kết hợp giữa nhiều hóa chất để tồn tại. Nếu tất cả các thành phần hóa học cần thiết không xuất hiện đầy đủ, công tắc này sẽ tiêu hủy vi khuẩn. Theo các nhà nghiên cứu, phương pháp passcode trên lý thuyết có thể được dùng để bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Nguồn: vista.gov.vn (Theo Gizmag, 12/2015)
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)